Một α-amino axit X (trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl). Cho 9,00 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 11,64 gam muối. X là
A. Axit glutamic. B. Valin.
C. Glyxin. D. Alanin.
nX = (m muối – mX)/22 = 0,12
—> MX = 75: Glyxin.
Đun nóng dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đến phản ứng hoàn toàn thu được 38,88 gam Ag. Giá trị m là
A. 16,2. B. 48,6. C. 64,8. D. 32,4.
Cho các chất sau: Tinh bột, saccarozơ, triolein, Gly-Ala-Gly. Số chất trong dãy chỉ bị thủy phân trong môi trường axit mà không bị thủy phân trong môi trường kiềm là :
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Dẫn luồng khí CO dư đi qua 2,4 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 nung nóng đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,76 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 55,28%. B. 45,72%. C. 66,67%. D. 33,33%.
Cho dãy các chất sau: CO2, Al, Cr(OH)3, Cr2O3, Al(OH)3, Ca(HCO3)2 và Al2O3. Số chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, vừa tác dụng với dung dịch HCl loãng là
A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế kim loại bằng cách dùng khí H2 để khử oxit kim loại X:
Câu 1. Hình vẽ trên minh họa cho các phản ứng trong đó oxit X là
A. MgO và K2O. B. Al2O3 và BaO.
C. Fe2O3 và CuO. D. Na2O và ZnO.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Dùng thí nghiệm trên có thể điều chế được Cu từ CuO.
B. Khí thoát ra khỏi ống thủy tinh luôn được hấp thụ hết bằng dung dịch H2SO4 đặc dư.
C. Các phản ứng ở thí nghiệm trên đều là phản ứng oxi hóa-khử.
D. Cho sản phẩm khí sau thí nghiệm qua CuSO4 khan, CuSO4 có thể chuyển màu xanh.
Cho các polime sau: poli(vinyl clorua), tơ lapsan, poli(metyl metacrylat), tơ nilon-6, polietilen, tơ nitron, poli(hexametylen ađipamit), polibuta-1,3-đien. Số polime được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho Al vào dung dịch FeCl3 dư. (b) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4. (c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. (d) Cho dung dịch Ba(NO3)2 vào dung dịch KHSO4. (e) Cho dung dịch NaAlO2 vào dung dịch HCl dư. (f) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch BaCl2. Sau khi kết thúc phản ứng, số trường hợp xuất hiện kết tủa là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Một hỗn hợp X gồm hai muối sunfit và hiđrosunfit của cùng một kim loại kiềm. Thực hiện ba thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho 21,800 gam X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được V lít khí A. Biết V lít khí A làm mất màu vừa đủ 400 ml dung dịch KMnO4 0,15M. Thí nghiệm 2: Cho 54,500 gam X tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 1,25M thì thấy phản ứng vừa đủ. Thí nghiệm 3: Cho V lít khí A hấp thụ vào 250 gam dung dịch Ba(OH)2 6,84%. Sau phản ứng thu được dung dịch B. Kim loại kiềm và nồng độ phần trăm của dung dịch B là:
A. Na và 4,603%. B. K và 9,206%.
C. K và 6,010%. D. Na và 9,206%.
Khi oxi hóa hoàn toàn 4,5 gam một chất hữu cơ A bằng dung dịch AgNO3/NH3 thu được 32,4 gam kết tủa. Đun nóng dung dịch chất A với phenol dư có xúc tác H+ thu được 1 hợp chất hữu cơ B có cấu tạo mạch thẳng. a) Xác định công thức phân tử của A? b) Từ 6,4 gam ancol tương ứng có thể điều chế được bao nhiêu gam A nếu H = 80%?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến