Cho kim loại M tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 nồng độ 9,8% thu được dung dịch muối MSO4 nồng độ 15,146% và có khí H2 thoát ra. Kim loại M là
A. Fe. B. Ni. C. Mg. D. Zn.
Tự chọn nH2SO4 = 1
M + H2SO4 —> MSO4 + H2
mdd muối = 1.M + 1.98/9,8% – 1.2 = M + 998
C%MSO4 = (M + 96)/(M + 998) = 15,146%
—> M = 65: M là Zn
Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo. Nếu đốt cháy hoàn toàn a mol X thì thu được 18,48 lít CO2 (đktc) và 13,23 gam H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng với tối đa 9,6 gam Br2 trong dung dịch. Hai axit béo là
A. Axit stearic và axit linoleic. B. Axit panmitic và axit oleic.
C. Axit stearic và axit oleic. D. Axit panmitic và axit linoleic.
X là một peptit có 16 mắt xích (được tạo từ các -amino axit no, hở, có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm –COOH). Để đốt cháy m gam X cần dùng 45,696 lít O2. Nếu lấy m gam X cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn cẩn thận thì thu được hỗn hợp chất rắn Y. Đốt cháy hoàn toàn Y trong bình chứa 12,5 mol không khí, toàn bộ khí sau phản ứng cháy được ngưng tụ hơi nước thì còn lại 271,936 lít hỗn hợp khí Z. Biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc, trong không khí có 20% thể tích O2 còn lại là N2. Giá trị gần nhất của m là?
A. 46 gam B. 41 gam C. 43 gam D. 38 gam
Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe3O4, CuO, Fe và Cu, trong đó nguyên tố O chiếm 20,43% về khối lượng hỗn hợp. Cho khí CO (đktc) đi qua 35,25 gam hỗn hợp X nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Z có tỉ khối hơi so với H2 bằng 20. Hòa tan hết toàn bộ hỗn hợp Y trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối (không có muối NH4NO3) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm NO và N2O. Tỉ khối hơi của hỗn hợp T so với H2 bằng 18,5. Giá trị của m là:
A. 117,95. B. 152,05. C. 124,15. D. 96,25.
Ba chất X, Y, Z (58 < MX < MY < MZ < 78) là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chỉ chứa C, H và O, có các tính chất sau:
+ X, Y, Z đều tác dụng được với Na. + Y, Z tác dụng được với NaHCO3. + X, Y đều có phản ứng tráng bạc. So sánh về X, Y, Z nào sau đây là đúng?
A. X, Y, Z có cùng số nguyên tử H trong phân tử.
B. Số nguyên tử O trong phân tử X là lớn nhất.
C. X, Y, Z có cùng số nguyên tử C trong phân tử.
D. Số nguyên tử C trong phân tử Z là lớn nhất.
Hỗn hợp X gồm m gam các oxit của sắt và m gam Al. Nung X trong chân không thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được V lít khí H2 (đktc), dung dịch Z và rắn T. Thổi khí CO2 dư vào dung dịch Z thu được 45,24 gam kết tủa. Cho chất rắn T tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 0,6075V lít hỗn hợp NO và NO2 (đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 61/3. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là:
A. 8,96 lít. B. 11,20 lít. C. 13,44 lít. D. 12,34 lít.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến