Đốt cháy hoàn toàn một amin no, đơn chức, mạch hở, bậc 2, thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3. Tên gọi của amin đó là
A. Etylmetylamin. B. Đietylamin.
C. Propylamin. D. Đimetylamin.
Tự chọn nCO2 = 2 và nH2O = 3
—> nAmin = (nH2O – nCO2)/1,5 = 2/3
—> Số C = nCO2/nAmin = 3: C3H9N
Amin bậc 2 nên cấu tạo là:
C2H5-NH2-CH3: Etylmetylamin.
ad cho em hỏi sao lại pis là chia cho 1.5 ạ
Thực hiện các thí nghiệm sau: 1. Hòa tan hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (cùng số mol) vào dung dịch HCl loãng dư. 2. Cho dung dịch chứa a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3 3. Cho a mol bột Cu vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3. 4. Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol KHCO3. 5. Cho hỗn hợp bột gồm Ba và NaHSO4 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2) vào lượng nước dư. 6. Cho a mol Fe tác dụng với dung dịch chứa 3a mol HNO3, thu khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm luôn thu được hai muối là
A. 3 B. 6 C. 5 D. 4
Hỗn hợp E gồm 3 este mạch hở X, Y, Z (phân tử không chứa nhóm chức nào khác, MX < MY < MZ < 260). Cho 52,7 gam hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với 620 ml dung dịch NaOH 1M được m gam một muối duy nhất và a gam hỗn hợp 3 ancol. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 9,61 gam hỗn hợp ancol nói trên thì thu được 6,944 lít CO2 và 8,37 gam nước.
Tổng số nguyên tử H trong phân tử X, Y, Z là
A. 28. B. 32. C. 30. D. 26.
Tổng số nguyên tử C có trong các phân tử X, Y, Z là
A. 22. B. 30. C. 24. D. 26.
Cho X, Y là hai peptit mạch hở (có số liên kết peptit liên tiếp nhau và đều tạo từ Gly, Ala); Z có công thức phân tử C4H9NO2, T là este no, đơn chức, mạch hở. Cho 54,25 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T tác dụng NaOH vừa đủ, thu được 0,35 mol ancol metylic và 68,35 gam hỗn hợp G (gồm ba muối). Đốt cháy hoàn toàn G, thu được 0,35 mol Na2CO3, 1,35 mol CO2, N2, H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 20,00%. B. 3,26%. C. 28,20%. D. 26,91%.
X, Y (MX < MY) là hai axit kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng axit fomic; Z là este hai chức tạo bởi X, Y và ancol T. Đốt cháy 12,52 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng 8,288 lít O2 (đktc) thu được 7,2 gam nước. Mặt khác đun nóng 12,52 gam E cần dùng 380 ml dung dịch NaOH 0,5M. Biết rằng ở điều kiện thường, ancol T không tác dụng được với Cu(OH)2.
Phần trăm số mol của X có trong hỗn hợp E là.
A. 60% B. 75% C. 50% D. 70%
Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với
A. 45%. B. 40%. C. 55%. D. 50%.
Hòa tan hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp X chứa Fe, Al, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,11 mol HNO3 và 1,36 mol NaHSO4 thu được dung dịch Y chỉ chứa hỗn hợp muối trung hòa có khối lượng lớn hơn khối lượng X là 158,34 gam và 2,576 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm hai đơn chất khí với tổng khối lượng là 1,53 gam. Cho Ba(OH)2 dư vào Y thu được 343,51 gam kết tủa. Tổng phần trăm khối lượng của Fe và Fe(NO3)2 có trong X là
A. 49,26% B. 60,75% C. 74,54% D. 34,48%
Cho hỗn hợp X gồm AlCl3, K2SO4, Na2SO4. Hòa tan hoàn toàn 46,8 gam hỗn hợp X vào nước ta được dung dịch Y. Rót từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Y ta có đồ thị sau:
Phần trăm khối lượng của K2SO4 trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào?
A. 41 B. 42 C. 8,4 D. 8,2
Để đốt cháy hoàn toàn 1 mol axit cacboxylic đơn chức X cần đủ 3,5 mol O2. Trộn 7,4 gam X với lượng dư ancol no hai chức mạch hở Y rồi đun nóng hỗn hợp với H2SO4 làm xúc tác. Sau khi phản ứng thu được 5,22 gam este hai chức Z (hiệu suất phản ứng đạt 60%). Công thức cấu tạo của Z là:
A. CH3COOCH2CH2OOCCH3.
B. C2H5COOCH2CH2CH2OOCC2H5.
C. C2H3COOCH2CH2OOCC2H3.
D. C2H5COOCH2CH2OOCC2H5.
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm với Fe2O3 trong điều kiện không có không khí. Chia hỗn hợp sau phản ứng thành hai phần. Phần một có khối lượng 67 gam cho tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thấy có 16,8 lít H2 bay ra. Hòa tan phần hai bằng một lượng dư dung dịch HCl thấy có 84 lít H2 bay ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng Fe thu được trong quá trình nhiệt nhôm là
A. 112. B. 84. C. 168. D. 56.
Thủy phân peptit Gly-Ala-Phe-Gly-Ala-Val thu được tối đa bao nhiêu đipeptit chứa Gly?
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Hình vẽ bên mô tả phương pháp chưng cất thường:
Phương pháp này thường được dùng để tách các chất lỏng có đặc điểm nào sau đây?
A. Các chất lỏng có nhiệt độ sôi gần bằng nhau.
B. Các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều.
C. Các chất lỏng không trộn lẫn được vào nhau.
D. Các chất lỏng tan hoàn toàn vào nhau.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến