Dãy gồm các chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. Ba(NO3)2, KHSO4, Fe(NO3)2.
B. AgNO3, H3PO4, FeCl3.
C. H2SO4, HNO3, Fe(NO3)3.
D. K2HPO4, NaHCO3, NaOH.
Các chất cùng tồn tại khi chúng không phản ứng với nhau:
A. Không cùng tồn tại vì:
Ba2+ + SO42- —> BaSO4
Fe2+ + H+ + NO3- —> Fe3+ + NO + H2O
B. Không cùng tồn tại vì:
Ag+ + Cl- —> AgCl
C. Cùng tồn tại
D. Không cùng tồn tại vì:
HPO42- + OH- —> PO43- + H2O
HCO3- + OH- —> CO32- + H2O
Cái C là H+ NO3- em tưởng ko tồn tại ạ
Hòa tan hoàn toàn 192,07 gam hỗn hợp NaHSO4 và Fe(NO3)3 vào nước được dung dịch X. Cho m gam hỗn hợp Y gồm Mg, Al, MgO và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 30% về khối lượng) tan hết vào X, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z chỉ chứa muối trung hòa và 2,016 lít hỗn hợp khí T có tổng khối lượng 1,84 gam gồm 5 khí (đktc), trong đó H2, N2O, NO2 lần lượt có số mol là 0,04; 0,01; 0,01. Cho BaCl2 dư vào Z thu được 356,49 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 30. B. 35. C. 20. D. 40.
Có các phát biểu sau: (1) Mọi este khi xà phòng hóa đều tạo muối và ancol. (2) Fructozơ có nhiều trong mật ong. (3) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH của amino axit là liên kết peptit. (4) Amilopectin, tơ tằm, lông cừu là polime thiên nhiên. (5) Cao su Buna-S được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (6) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau. (7) Protein dạng sợi dễ dàng tan vào nước tạo dung dịch keo. (8) Amilozơ và amilopectin đều có các liên kết α-1,4-glicozit. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Cho 3 ống nghiệm riêng biệt lần lượt chứa 3 chất tan X, Y, Z trong nước lấy theo tỉ lệ mol nX : nY : nZ = 1 : 2 : 1. Tiến hành 3 thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: cho dung dịch KOH dư lần lượt vào 3 ống nghiệm thì thu được tổng số mol kết tủa trong 3 ống nghiệm là a mol Thí nghiệm 2: Cho dung dịch BaCl2 dư lần lượt vào 3 ống nghiệm trên thì thu được tổng số mol mol kết tủa trong 3 ống nghiệm là b mol Thí nghiệm 3: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư lần lượt vào 3 ống nghiệm trên thì thu được tổng số mol kết tủa trong 3 ống nghiệm là c mol Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và a : b : c = 1 : 2 : 3. Ba chất X, Y, Z lần lượt là:
A. Ba(HCO3)2, Al(NO3)3, K2CO3.
B. AlCl3, FeSO4, Ba(HCO3)2.
C. Ca(HCO3)2, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3.
D. Al2(SO4)3, Ba(HCO3)2, Na2SO4.
Hòa tan m gam hỗn hợp Na, K, Al và BaO vào nước dư, thu được dung dịch Y và 9,52 lít H2 (đktc). Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,2 mol H2SO4 và 0,3 mol HCl thu được 46,65 gam hỗn hợp kết tủa và dung dịch Z chỉ chứa 24,95 gam hỗn hợp các muối clorua và sunfat trung hòa. Giá trị của m là
A. 34,1. B. 36,5. C. 42,0 D. 27,6.
Số este mạch hở có công thức phân tử C4H6O2 có thể phản ứng với brôm trong nước theo tỉ lệ mol nEste : nBr2 = 1 : 2 là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Đốt cháy hoàn toàn một amin no, đơn chức, mạch hở, bậc 2, thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3. Tên gọi của amin đó là
A. Etylmetylamin. B. Đietylamin.
C. Propylamin. D. Đimetylamin.
Thực hiện các thí nghiệm sau: 1. Hòa tan hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (cùng số mol) vào dung dịch HCl loãng dư. 2. Cho dung dịch chứa a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3 3. Cho a mol bột Cu vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3. 4. Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol KHCO3. 5. Cho hỗn hợp bột gồm Ba và NaHSO4 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2) vào lượng nước dư. 6. Cho a mol Fe tác dụng với dung dịch chứa 3a mol HNO3, thu khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm luôn thu được hai muối là
A. 3 B. 6 C. 5 D. 4
Hỗn hợp E gồm 3 este mạch hở X, Y, Z (phân tử không chứa nhóm chức nào khác, MX < MY < MZ < 260). Cho 52,7 gam hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với 620 ml dung dịch NaOH 1M được m gam một muối duy nhất và a gam hỗn hợp 3 ancol. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 9,61 gam hỗn hợp ancol nói trên thì thu được 6,944 lít CO2 và 8,37 gam nước.
Tổng số nguyên tử H trong phân tử X, Y, Z là
A. 28. B. 32. C. 30. D. 26.
Tổng số nguyên tử C có trong các phân tử X, Y, Z là
A. 22. B. 30. C. 24. D. 26.
Cho X, Y là hai peptit mạch hở (có số liên kết peptit liên tiếp nhau và đều tạo từ Gly, Ala); Z có công thức phân tử C4H9NO2, T là este no, đơn chức, mạch hở. Cho 54,25 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T tác dụng NaOH vừa đủ, thu được 0,35 mol ancol metylic và 68,35 gam hỗn hợp G (gồm ba muối). Đốt cháy hoàn toàn G, thu được 0,35 mol Na2CO3, 1,35 mol CO2, N2, H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 20,00%. B. 3,26%. C. 28,20%. D. 26,91%.
X, Y (MX < MY) là hai axit kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng axit fomic; Z là este hai chức tạo bởi X, Y và ancol T. Đốt cháy 12,52 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng 8,288 lít O2 (đktc) thu được 7,2 gam nước. Mặt khác đun nóng 12,52 gam E cần dùng 380 ml dung dịch NaOH 0,5M. Biết rằng ở điều kiện thường, ancol T không tác dụng được với Cu(OH)2.
Phần trăm số mol của X có trong hỗn hợp E là.
A. 60% B. 75% C. 50% D. 70%
Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với
A. 45%. B. 40%. C. 55%. D. 50%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến