Có bao nhiêu chất trong số các chất sau đây mà khi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn mới có khối lượng nhỏ hơn chất rắn ban đầu: NaHCO3, NaNO3, NH4Cl, I2, FeCO3, Fe, Fe(OH)2 và FeS2?
A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.
Loại các chất NH4Cl, I2 do khi nung sẽ thăng hoa, không thu được chất rắn:
NH4Cl —> NH3 + HCl
I2 (rắn) —> I2 (hơi).
Các chất còn lại:
2NaHCO3 —> Na2CO3 + CO2 + H2O
NaNO3 —> NaNO2 + O2
4FeCO3 + O2 —> 2Fe2O3 + 4CO2 (Nhận 32 mất 4.44 nên vẫn giảm)
4Fe + 3O2 —> 2Fe2O3 (Tăng)
4Fe(OH)2 + O2 —> 2Fe2O3 + 4H2O (Nhận 32 mất 4.18 nên vẫn giảm)
4FeS2 + 11O2 —> 2Fe2O3 + 8SO2 (Nhận 11.32 mất 8.64 nên vẫn giảm)
tại sao nano3 ko đc ạ
Một hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử C3H7NO5 tác dụng với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Lấy 13,7 gam A cho tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 22,1. B. 24,3. C. 20,3. D. 26,1.
Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ, thu được monosaccarit X. Oxi hóa X bằng Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được chất hữu cơ Y. Hai chất X, Y lần lượt là
A. Fructozơ, sobitol. B. Glucozơ, axit gluconic.
C. Glucozơ, natri gluconat. D. Saccarozơ, glucozơ.
Hòa tan m gam hỗn hợp gồm K2O, ZnO vào nước chỉ thu được dung dịch X trong suốt. Cho từ từ dung dịch HCl vào X, kết quả được biểu diễn trên đồ thị sau:
Giá trị của m là
A. 172,1. B. 106,3. C. 82,8. D. 125,1.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3; (b) Để miếng tôn (sắt tráng kẽm) bị xước đến sắt trong không khí ẩm; (c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4; (d) Đốt sợi dây sắt trong bình đựng khí oxi. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hoá là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Hỗn hợp E chứa 3 este X, Y, Z (MX < MY < MZ < 146) đều mạch hở và không phân nhánh. Đun nóng 36,24 gam E cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M, dung dịch sau phản ứng đem cô cạn thu được hỗn hợp gồm 2 ancol đều no, thuộc cùng dãy đồng đẳng, kế tiếp nhau và phần rắn F. Lấy toàn bộ lượng F đun với vôi tôi xút thu được một khí duy nhất có thể tích 8,96 lít (đktc). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ancol trên cần dùng 18,816 lít ở đktc khí O2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với
A. 60%. B. 70%. C. 50%. D. 40%.
Hỗn hợp M gồm este no, đơn chức, mạch hở G; hai amino axit X, Y và 3 peptit mạch hở Z, T, E đều tạo bởi X, Y. Cho 65,4 gam M phản ứng hoàn toàn với 600 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, thu được 1,104 gam ancol etylic và dung dịch F chứa a gam hỗn hợp 3 muối của alanin, lysin và axit cacboxylic Q (trong đó số mol muối của lysin gấp 14 lần số mol muối của axit cacboxylic). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn b gam M bằng oxi vừa đủ thì thu được 2,36 mol CO2 và 2,41 mol H2O. Kết luận nào sau đây sai?
A. Khối lượng muối của alanin trong a gam F là 26,64 gam.
B. Giá trị của a là 85,56.
C. Phần trăm khối lượng của este trong M là 3,23%.
D. Giá trị của b là 54,5.
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và KCl vào nước thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giờ thì thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anot. Nếu điện phân trong thời gian 3,5t giờ thì thu được 2,8 lít khí (đktc) ở anot và dung dịch Y. Cho 20 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 16,4 gam hỗn hợp kim loại. Biết hiệu suất điện phân là 100% và các khí không tan trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 58,175. B. 69,350. C. 48,775. D. 31,675.
Hỗn hợp Q gồm một axit đơn chức X và este Y tạo bởi X và etilen glycol. Cho 5,848 gam hỗn hợp Q tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 0,5M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì chỉ thu được một chất rắn duy nhất và phần hơi chỉ chứa nước và ancol. Xác định công thức của axit X và este Y và tính khối lượng mỗi chất trong Q.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến