Dung dịch X gồm 0,015 mol Cu(NO3)2 và 0,16 mol KHSO4. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5)
A. 3,36. B. 4,48. C. 2,99. D. 8,96.
nH+ = 0,16 và nNO3- = 0,03 —> nNO = 0,03
nH+ = 4nNO + 2nH2 —> nH2 = 0,02
Bảo toàn electron:
2nFe = 2nCu2+ + 3nNO + 2nH2
—> nFe = 0,08
—> mFe = 4,48 gam
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch H2SO4 vào dung dịch chứa đồng thời NaAlO2, Ba(AlO2)2, Ba(OH)2. Sự phụ thuộc khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol H2SO4 tham gia phản ứng (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Giá trị m là
A. 89,45 B. 77,7 C. 93,35 D. 81,65
Cho m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba, BaO vào nước dư, thu được dung dịch X và 0,672 lít khí H2 (đktc). Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau: Phần 1 cho tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, thu được 8,09 gam kết tủa. Phần hai hấp thụ hết 1,344 lít CO2 thu được 1,97 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 7,50. B. 7,66. C. 6,86. D. 7,45.
Cho m gam peptit X (mạch hở) phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch Y chứa (m + 11,1) gam hỗn hợp muối natri của Gly, Ala, Val. Cô cạn Y được chất rắn Z, đem đốt cháy hoàn toàn Z thu được 15,9 gam Na2CO3. Nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng dung dịch thu được đem cô cạn được 36,25 gam hỗn hợp muối T. Cho các phát biểu sau:
(1) X là hexapeptit. (2) Giá trị m = 20,8 gam. (3) Phân tử khối của X là 416. (4) Trong X chỉ có một gốc Ala. (5) % khối lượng muối clorua của Gly trong T là 46,14%. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Cho hỗn hợp gồm Ankan A và O2 (trong đó A chiếm 1/10 về thể tích) vào bình kín thì áp suất trong bình là 2 atm. Đốt cháy hỗn hợp khí sau phản ứng ngưng tụ hơi nước rồi đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất còn lại là 1.4 atm. Xác định công thức phân tử của A
Cho 50 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Cu và Mg vào dung dịch HCl loãng dư, sau phản ứng được 2,24 lít khí H2 (đktc) và còn lại 18 gam chất rắn không tan. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X là
A. 25,92%. B. 59,20%. C. 52,90%. D. 46,40%.
X và Y là hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C6H13NO4. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đun nóng thì thu được amin Z; ancol đơn chức T và dung dịch muối của axit cacboxylic E (Z, T, E đều có cùng số nguyên tử cacbon). Lấy m gam X, Y tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được 13,5 gam Z; 9,2 gam T và dung dịch Q gồm 3 chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon. Cô cạn dung dịch Q thu được a gam chất rắn M. Phần trăm khối lượng của chất có phân tử khối bé nhất trong M là
A. 16,33%. B. 9,15%. C. 59,82%. D. 18,30%.
Một hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử C3H7NO5 tác dụng với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Lấy 13,7 gam A cho tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 22,1. B. 24,3. C. 20,3. D. 26,1.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến