Cho 20,55 (g) kim loại M chưa rõ hóa trị tác dụng với H2O thu được 3,36 (l) H2. Xác định kim loại M đó.
2M + 2xH2O —> 2M(OH)x + xH2
0,3/x…………………………………0,15
—> M = 20,55x/0,3 = 137x/2
—> x = 2, M = 137: M là Ba
Hỗn hợp M gồm một axit đa chức X và một hợp chất hữu cơ tạp chức Y đều có thành phần chứa các nguyên tố C, H, O. Tiến hành 3 thí nghiệm với m gam hỗn hợp M:
TN1: Phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được 43,2 gam Ag.
TN2: Phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KHCO3 2M.
TN3: Phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 4M, thu được 1 ancol duy nhất Z và hốn hợp T gồm hai muối. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 9 gam, đồng thời thu được 2,24 lít khí H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T bằng lượng O2 vừa đủ thu được 8,96 lít CO2, nước và muối cacbonat. Biết các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Thành phần % về khối lượng của Y trong hỗn hợp M có giá trị gần nhất với:
A. 69,0% B. 31,0% C. 69,5% D. 30,5%
Lên men 100 ml rượu etylic 4,6 độ thu được dung dịch B gồm CH3COOH, C2H5OH, H2O. Chia dung dịch B thành 2 phần không bằng nhau. Lấy phần 1 tác dụng với NaHCO3 dư thu được 0,048 mol CO2. Phần 2 tác dụng với Na dư thu được 0,544 mol H2. Tính nồng độ các chất trong B. Biết khối lượng riêng của H2O, C2H5OH nguyên chất lần lượt là 1 và 0,8
Đốt cháy hoàn toàn 0,92 gam hỗn hợp X gồm C2H4, H2, C3H6, CO, C4H8 bằng O2 vừa đủ rồi cho sản phẩm cháy vào bình đựng 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M thấy xuất hiện m1 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y có khối lượng tăng 0,82 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Thêm từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Y đến khi kết tủa hết các ion kim loại, thấy có m2 gam kết tủa. Biết m1 + m2 = 6,955. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của CO và H2 có trong hỗn hợp
Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl vào 100 ml dung dịch X chứa Na2CO3, K2CO3, NaHCO3 (trong đó NaHCO3 có nồng độ 1M) thu được 1,12 lít CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cho nước vôi trong dư vào dung dịch Y thu được 20 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch HCl là
A. 1,0M. B. 0,5M. C. 0,75M. D. 1,25M.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có cùng công thức phân tử cần dùng 54,88 lít O2 (đktc), thu được 47,04 lít khí CO2 (đktc) và 37,8 g H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 800ml dung dịch NaOH 1M, thu được 16 gam ancol Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 64,2 gam chất rắn khan. Xác định công thức 2 chất hữu cơ trên.
X, Y là hai axit cacboxylic đều hai chức, mạch hở (trong đó X no, Y không no chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử); Z là este của ancol etylic, trong phân tử Z chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 10,04 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,33 mol O2. Mặt khác, đun nóng 10,04 gam E với 160 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ, thu được x mol ancol etylic và hỗn hợp T gồm a gam muối của X và b gam muối của Y. Dẫn toàn bộ x mol ancol etylic vào bình đựng Na dư, sau phản ứng khối lượng bình tăng 1,8 gam. Tỷ lệ a:b
Điện phân 500 ml dung dịch AlCl3 0,2M trong thời gian 12352 giây với dòng điện một chiều cường độ I = 2,5A. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng dung dịch sau điện phân giảm so với ban đầu là?
A. 18,93 B. 11,13 C. 15,22 D. 16,82
Điện phân dung dịch gồm 18,8 gam Cu(NO3)2 và 29,8 gam KCl (điện cực trơ, màng ngăn). Sau một thời gian khối lượng dung dịch giảm 17,15 gam so với ban đầu, thể tích dung dịch là 400 ml. Nồng độ mol/lit các chất trong dung dịch sau điện phân (KCl, KNO3, KOH) là
A. 0,5M; 0,25M; 0,25M
B. 0,25M; 0,25M; 0,25M
C. 0,35M; 0,25M; 0,25M
D. 0,25M; 0,5M ; 0,25M
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến