Cho hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được dung dịch B và chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có khí bay lên. Xác định B và D. Viết phương trình phản ứng
D gồm Ag, Cu, Fe. B gồm Al(NO3)3, có thể có Fe(NO3)2.
Phản ứng có nhiều trường hợp, phụ thuộc lượng chất tham gia.
Cho 32,4 gam hợp chất hữu cơ mạch hở X (có công thức phân tử C6H10O5) tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được các sản phẩm gồm: 0,4 mol muối Y duy nhất và 0,2 mol C2H5OH. Dựa vào công thức cấu tạo thu gọn, số nhóm −CH2− có trong một phân tử X bằng
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Nung nóng dây sắt trong không khí, phản ứng xong cho sản phẩm vào dung dịch HCl vừa đủ. Sau đó cho toàn bộ vào dugn dịch NaOH dư. Nêu các hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình.
Cho phản ứng của oxi với Na theo hình vẽ bên.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đưa ngay mẩu Na rắn vào bình phản ứng.
B. Na cháy trong oxi khi nung nóng.
C. Lớp nước để bảo vệ đáy bình thủy tinh.
D. Hơ cho Na nóng chảy ngoài không khí rồi mới đưa vào bình.
Khi cho một mẫu kim loại Cu dư vào trong dung dịch HNO3 đậm đặc thì đầu tiên thấy xuất hiện khí X màu nâu, sau đó lại thấy có khí Y không màu thoát ra và hóa nâu trong không khí. Dẫn khí X đi vào dung dịch NaOH dư thì thu được muối A và muối B. Nung nóng muối A lại thu được muối B. Hãy xác định các chất X, Y, A, B và viết các phương trình hóa học xảy ra.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3. (2) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3. (3) Cho dung dịch Ca(NO3)2 vào dung dịch BaCl2. (4) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4. (5) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (6) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. Số thí nghiệm có phản ứng hóa học xảy ra là
A. 5 B. 4 C. 6 D. 3
Chọn các chất vô cơ A, B, C, D thích hợp thỏa mãn sơ đồ sau và viết các phương trình minh họa H2 -> A (phản ứng thế) A -> B (phản ứng hóa hợp) B -> C (phản ứng trung hòa) C -> D (phản ứng trao đổi) D -> O2 (phản ứng phân hủy)
Nhằm đạt lợi ích kinh tế, một số trang trại đã trộn Salbutamol (một loại thuốc nếu dùng không đúng chỉ định có thể khiến tử vong) vào thức ăn cho lợn.
Tiến hành thí nghiệm sau: Cho 0,05 mol salbutamol phản ứng với dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 thu được dung dịch X. Dung dịch X sau phản ứng tác dụng với dung dịch chứa 0,3 mol KOH thu được dung dịch Y chứa bao nhiêu gam muối?
A. 31,25 gam. B. 34,05 gam.
C. 27,25 gam. D. 30,55 gam.
Cho Zn dư vào dung dịch H2SO4 96%. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra, giải thích và viết các phương trình phản ứng.
Hỗn hợp T gồm 3 peptit có tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3 : 4, mỗi peptit được tạo nên từ các amino axit X, Y, Z có công thức chung H2N-CnH2n-COOH. Thủy phân hoàn toàn 24,19 gam T thu được 0,10 mol X, 0,14 mol Y và 0,07 mol Z. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 24,19 gam T, toàn bộ sản phẩm cho vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết rằng tổng số liên kết peptit trong T không vượt quá 7. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 97,10. B. 94,60. C. 98,20. D. 95,80.
Cho luồng khí CO đi qua ống sứ chứa a gam hỗn hợp A gồm CuO, Fe2O3 và MgO, đun nóng. Sau một thời gian, trong ống sứ còn lại b gam hỗn hợp chất rắn B. Cho hấp thụ hoàn toàn khí nào bị hấp thụ trong dung dịch Ba(OH)2 dư của hỗn hợp khí thoát ra khỏi ống sứ, thu được x gam kết tủa. Biểu thức của a theo b, x là:
A. a = b – 16x/197
B. a = b + 16x/197
C. a = b – 0,09x
D. a = b + 0,09x
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến