Giả sử thể tích rượu và nước không thay đổi khi trộn Vr ml C2H5OH nguyên chất với Vn ml H2O được dung dịch có khối lượng riêng 0,9 g/cm3. Tìm độ rượu của dung dịch trên, biết khối lượng riêng của C2H5OH, H2O lần lượt là 0,8 và 1
Bảo toàn khối lượng:
0,8Vr + Vn = 0,9(Vr + Vn)
—> Vr = Vn
—> Độ rượu = Vr/(Vr + Vn) = 50°
Hòa tan Fe3O4 vào H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X, cho NaOH dư vào X thu được kết tủa C. Chọn phát biểu sai:
A. X làm mất màu thuốc tím.
B. X không thể hòa tan Cu.
C. Khối lượng kết tủa sẽ tăng nếu để lâu trong không khí.
D. X tác dụng được với AgNO3
a, Các khí CO, CO2, HCl đều lẫn nước. Để làm khô các khí trên có thể dùng chất nào trong số các chất sau đây: CaO, H2SO4 đặc, KOH rắn, P2O5? Giải thích?
b, Trong PTN điều chế Cl2 từ MnO2 và HCl đặc, nên khí Cl2 thường lẫn khí HCl và hơi nước. Để thu được Cl2 tinh khiết người ta dẫn hỗn hợp đi qua 2 bình mắc nối tiếp nhau, mỗi bình đựng một chất lỏng. Hãy xác định chất đựng trong mỗi bình. Giải thích bằng PTHH.
E gồm 3 peptit X, Y và Z có tỉ lệ mol 1 : 1 : 2. Thủy phân m gam E trong 460 ml NaOH 1M vừa đủ thu được hỗn hợp 3 muối của Gly, Ala và Val. Biết tổng mắt xích trong X, Y và Z là 19 và không peptit nào có số mắt xích lớn hơn 8. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E thì thu được 1,7 mol CO2. Giá trị của m là:
A. 39,3 B. 38,94 C. 38,58 D. 38,22
Tiến hành trùng hợp 1 mol etilen ở điều kiện thích hợp với hiệu suất 77,5% thu được m gam polietilen. Giá trị của m là
A. 21,7. B. 23,8. C. 22,4. D. 6,3.
α – amino axit X chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 10,68 gam X tác dụng với axit HCl dư, thu được 15,06 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. NH2CH2COOH. B. CH3CH2CH(NH2)COOH.
C. CH3CH(NH2)COOH. D. NH2CH2CH2COOH.
Đun nóng 18 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 7,20. B. 21,6. C. 10,8. D. 2,16.
Chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H10O5 tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2 thu được dung dịch chứa một ancol (có số nguyên tử cacbon bé hơn 4) và dung dịch có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Chia 2m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Cho phần một tan hết trong dung dịch HCl (dư) thu được 2,688 lít H2. Nung nóng phần hai trong oxi (dư) thu được 4,26 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của m là
A. 4,68 gam. B. 1,17 gam.
C. 3,51 gam. D. 2,34 gam.
Nêu hiện tượng xảy ra và viết các phương trình hóa học sau:
a, Cho từ từ Na2CO3 vào dung dịch HCl.
b, Cho từ từ dung dịch HCl vào Na2CO3.
c, Cho AlCl3 vào dung dịch NaOH dư.
d, Cho dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 dư.
e, Cho Zn vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
g, Sục từ từ CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 đến khi kết thúc rồi đun nóng dung dịch thu được.
Cho cấu hình electron nguyên tử (ở trạng thái cơ bản) các nguyên tố như sau: (1) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1; (2) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3; (3) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1; (4) 1s2 2s2 2p3; (5) 1s2 2s2 2p6 3s2; (6) 1s2 2s2 2p6 3s1; Các cấu hình electron không phải của kim loại là
A. (2), (4). B. (2), (4), (5), (6).
C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4).
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến