Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Công thức phân tử của X là
A. C2H7N. B. C4H11N. C. C2H5N. D. C3H9N.
Số đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là
A. 7. B. 5. C. 8. D. 6.
nX = nHCl = (15 – 10)/36,5 = 5/36,5
—> MX = mX/nX = 73: C4H11N
Các đồng phân của X:
CH3-CH2-CH2-CH2NH2
CH3-CH2-CHNH2-CH3
(CH3)2CH-CH2NH2
(CH3)3C-NH2
CH3-NH-CH2-CH2-CH3
CH3-NH-CH(CH3)2
(C2H5)2NH
C2H5-N(CH3)2
Nhúng thanh Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol muối sunfat trung hòa của một kim loại M, sau phản ứng hoàn toàn lấy thanh Mg ra thấy khối lượng thanh Mg tăng 4,0 gam. Phần trăm khối lượng của M trong oxit cao nhất là
A. 35%. B. 29%. C. 40%. D. 80%.
Hỗn hợp X gồm Cu và Al2O3 có tỷ lệ mol tương ứng là 4 : 3. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được chất rắn Y và dung dịch Z chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Rót từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Z ta có đồ thị sau:
Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được x mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của x là:
A. 0,42. B. 0,40. C. 0,36. D. 0,48
Hòa tan hỗn hợp X gồm FeO, ZnO, PbO, CuO bằng dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch Y. Trung hòa Y bằng NaOH thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch Na2S cho tới dư vào dung dịch Z được kết tủa T. Số lượng chất có trong T là.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m
A. 3,36. B. 3,12. C. 2,97. D. 2,76.
Thủy phân hoàn toàn 110,75 gam một triglixerit trong môi trường axit, thu được 11,5 gam glixerol và hỗn hợp hai axit hữu cơ X, Y trong đó mX : mY > 2. Axit X và Y lần lượt là
A. C17H35COOH và C17H31COOH.
B. C17H35COOH và C17H33COOH.
C. C17H35COOH và C15H31COOH.
D. C17H31COOH và C15H31COOH.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 (dư). (b) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư. (c) Dẫn khí CO dư qua bột CuO nung nóng. (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư. (e) Nhiệt phân AgNO3. (f) Điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit và crriolit. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Thủy phân m gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư, thu được 10,4 gam muối. Giá trị của m là
A. 5,11. B. 14,60. C. 8,03. D. 7,30.
Hoà tan 280,00 gam hỗn hợp Fe(NO3)3; Cu(NO3)2 và KCl vào nước được dung dịch X. Tiến hành điện phân (điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) cho đến khi khí bắt đầu thoát ra ở cả 2 điện cực thì dừng lại, đưa các điện cực ra, thu được 12,32 lít hỗn hợp khí ở anot và dung dịch Y. Để yên dung dịch Y đến phản ứng hoàn toàn thấy có 3,36 lít một khí không màu, hoá nâu ngoài không khí thoát ra, đồng thời được dung dịch Z chỉ gồm các muối của kim loại. Chất có thành phần khối lượng ít nhất trong hỗn hợp ban đầu là a%. Giá trị a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 21. B. 17. C. 51. D. 27.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến