Hiđro halogenua nào sau đây không được điều chế bằng cách cho muối halogenua tương ứng của nó phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc?
A. HBr, HI. B. HBr, HCl. C. HF, HI. D. HCl, HF.
Các axit có tính khử mạnh HBr, HI không được điều chế bằng phương pháp này vì:
NaBr + H2SO4 —> Na2SO4 + Br2 + SO2 + H2O
NaI + H2SO4 —> Na2SO4 + I2 + SO2 + H2O
Cho các phát biểu sau: (a) Cộng H2 (dùng dư, xúc tác Ni, t°C, phản ứng hoàn toàn) vào anđehit thì thu được ancol no, mạch hở, đơn chức. (b) HCOOH có lực axit mạch hơn CH3COOH. (c) Phản ứng giữa anđehit và O2 (xúc tác Mn2+, t°C) sinh ra axit cacboxylic. (d) Trong số các anđehit no, mạch hở, chỉ có anđehit fomic phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư sinh ra Ag theo tỉ lệ mol giữa anđehit và Ag là 1 : 4. (e) Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 15% đến 20%. (g) Axit terephtalic (C6H4(COOH)2) được dùng trong tổng hợp tơ lapsan. Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Tiến hành đồng trùng ngưng ε-amino hexanoic và ω-amino heptanoic thu được một loại tơ poliamit X có n mắt xích -NH-(CH2)5-CO- và m mắt xích -NH-(CH2)6-CO-. Lấy 24,35 gam tơ X đem đốt cháy hoàn toàn với O2 vừa đủ thu được hỗn hợp Y. Sục Y qua dung dịch NaOH dư thì còn lại 2,24 lít (đktc) một khí duy nhất. Tỉ số n : m là
A. 3:4. B. 5:3. C. 3:5. D. 2:1.
Cho các phát biểu sau: (a) Trong quá trình thép cacbon bị ăn mòn trong không khí ẩm, ở cực dương xảy ra quá trình khử oxi. (b) Người ta tráng Zn lên sắt (thu được sắt tây) để làm chậm quá trình ăn mòn sắt. (c) Quá trình ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa khử. (d) Các kim loại tinh khiết thì không bị ăn mòn hóa học. (e) Sắt cháy trong khí clo là quá trình ăn mòn hóa học. Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Cho dãy chuyển hóa sau: C2H2 → X (C, 600°C); X + Br2 → Y (Fe, t°C); Y + NaOH đặc dư → Z (t°C, áp suất). Z không thể là
A. Nước. B. Natri bromua. C. Natri phenolat. D. Phenol.
Khối lượng riêng của kim loại X là 8,94 g/cm3. Giả thiết rằng trong tinh thể kim loại X, các nguyên tử là những hình cầu chiếm 76% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Xác định bán kính nguyên tử X theo cm (Biết nguyên tử khối của X là 63,55)
A. 1,14.10^-8. B. 1,48.10^-8.
C. 1,29.10^-8. D. 1,84.10^-8.
Có hai cốc thủy tinh đều chứa 100 ml dung dịch CH3COOH 0,01M. Thêm vào cốc thứ nhất 20 ml nước cất được dung dịch (1), thêm vào cốc thứ hai 20 ml dung dịch HCl 0,01M được dung dịch (2). So sánh với cốc CH3COOH 0,01M ban đầu, số mol phân tử CH3COOH chưa điện li trong dung dịch (1) và (2) lần lượt
A. bằng và lớn hơn. B. nhỏ hơn và lớn hơn.
C. đều không đổi. D. lớn hơn và nhỏ hơn.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến