Thủy phân hoàn toàn 3,96 gam vinyl fomat trong dung dịch H2SO4 loãng. Trung hòa hết axit sau phản ứng rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thu được tối đa m gam Ag. Giá trị của m là
A. 15,12. B. 21,6. C. 11,88. D. 23,76.
nHCOOCH=CH2 = 0,055
Các sản phẩm thủy phân đều tráng gương —> nnAg = 0,055.4 = 0,22
—> mAg = 23,76
Đốt cháy 0,1 mol một peptit X (tạo nên từ glyxin và alanin) cần vừa đủ 1,575 mol O2. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X bằng 400 ml dung dịch KOH 1,3M thu được dung dịch Y có chứa 0,2 mol muối glyxin. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 61,82
B. 60,70
C. 63,62
D. 58,76
Cho các phát biểu sau:
(1) Có thể dùng phiễu chiết để tách dung dịch metyl axetat khỏi nước cất.
(2) Bánh mì sau khi nướng thì ăn vỏ ngọt hơn ăn ruột.
(3) Cho anbumin tác dụng với axit nitric thu được dung dịch có màu vàng.
(4) Tất cả các loại protein đều tan tốt trong nước.
(5) Có thể dùng dung dịch Cu(OH)2 để phân biệt Ala-Ala-Ala với Gly-Gly.
(6) Tất cả các este đều có mùi như nhau.
(7) Phản ứng giữa axit hữu cơ với glyxerol sinh ra chất béo.
(8) Có 2 thí nghiệm: Thí nghiệm A: Cho một cây đinh sắt ngập trong dung dịch axit clohiđric; thí nghiệm B: Cho một cây đinh sắt tương tự nhưng có quấn dây đồng xung quanh vào dung dịch axit clohiđric có thể tích như trên. Có thể kết luận cây đinh sắt trong thí nghiệm A bị ăn mòn chậm hơn cây đinh sắt trong thí nghiệm B.
(9) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ chuyển hóa qua lại lẫn nhau.
(10) Cho nhiệt độ sôi t của các chất X1, X2, X3, X4 khi so sánh là t3 > t2 > t1 > t4. Biết X2 là ancol etylic còn X3 có phân tử khối bằng X2 và có phản ứng tráng gương. Mặt khác X2 và X3 tác dụng được với nhau trong môi trường axit hoặc bazơ. Vậy dung dịch X3 có giá trị pH không nhỏ hơn 7.
Số phát biểu sai là?
A. 7. B. 6. C. 8. D. 9.
Chất hữu cơ A có C,H,O. dA/CO2=2. Đốt cháy A thu được CO2,H2O với tỉ số mol bằng nhau.
a. Xác định CTPT của A
b. Xác định CTCT của A khi cho 3,52 gam A tác dụng với 100 ml dung dịch NaAOH 1M (D = 1,0262 g/ml) sau đó nâng nhiệt độ từ từ cho chất lỏng bay hơi hết thu được chất rắn B và phần hơi C. Ngưng tụ hết phần hơi được 100,46 gam chất lỏng. Tính khối lượng B
Hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ X và Y có các đặc điểm sau: có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, có số nguyên tử oxi hơn kém nhau 1 và chỉ chứa nhóm chức tác dụng với Na. Cho 16,9 gam A tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 16,9 gam A rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư, thấy có 50,0 gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm 16,3 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi ban đầu.
Xác định công thức cấu tạo của hai hợp chất X và Y.
Crackinh 10 mol C5H12 sau một thời gian thu được 16 mol hỗn hợp A gồm các ankan CH4, C2H6, C3H8, C5H12 và các anken C2H4, C3H6, C4H8.
a, Xác định tỉ lệ phần trăm số mol C5H12 đã tham gia phản ứng?
b, Chia A thành hai phần bằng nhau, phần một đốt cháy hoàn toàn thu được a gam CO2 và b gam H2O. Phần hai tác dụng vừa hết 500ml dung dịch Br2 C(M). Tính a, b, C?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến