Cho dãy các chất sau: metyl axetat, tristearin, saccarozơ, glyxylglyxin (Gly-Gly). Số chất trong dãy thủy phân trong dung dịch NaOH đun nóng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Các chất trong dãy bị thủy phân trong dung dịch NaOH đun nóng: metyl axetat, tristearin, glyxylglyxin (Gly-Gly).
Đốt cháy hoàn toàn x mol hiđrocacbon X (40 < MX < 70) mạch hở, thu được CO2 và 0,2 mol H2O. Mặt khác, cho x mol X tác dụng với AgNO3 dư trong dung dịch NH3, thì có 0,2 mol AgNO3 phản ứng. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 24,0. B. 27,8. C. 29,0. D. 25,4.
Cho dung dịch chứa m gam glucozơ và fructozơ tác dụng với AgNO3 dư trong dung dịch NH3, đun nóng, thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là
A. 14,4. B. 18,0. C. 13,5. D. 27,0.
Cho dãy các chất sau: Al, Fe(OH)3, CrO3, BaCrO4, Cr2O3, Al(OH)3. Số chất trong dãy tan được trong dung dịch KOH loãng là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit axetic với glixerol (xt H2SO4 đặc, đun nóng), số sản phẩm hữu cơ chứa chức este có thể thu được là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 5.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Dẫn khí CO đi qua FeO nung nóng. (b) Đốt miếng Mg rồi nhanh chóng cho vào hỗn hợp gồm Al và Fe2O3. (c) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn). (d) Nung AgNO3 ở nhiệt độ cao. Số thí nghiệm thu được sản phẩm đơn chất kim loại sau phản ứng là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Cho dãy các polime sau: polietilen, polistiren, poli(metyl metacrylat), policaproamit, poli(phenol-fomanđehit), xenlulozơ. Số polime trên thực tế được sử dụng làm chất dẻo là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
Cho hai peptit mạch hở là X (C12H19O8N3) và Y (C13H24O6N4). Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp E gồm X và Y trong 500 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng, thu được dung dịch F. Trung hòa lượng NaOH dư trong F cần dùng 40 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch T. Cô cạn T thu được m gam hỗn hợp gồm 4 muối khan, trong đó có muối của glyxin, lysin và axit glutamic. Giá trị của m là
A. 49,32. B. 48,24. C. 43,25. D. 47,56.
Cho phương trình hóa học của các phản ứng sau: (a) 2X1 + 2KOH → X2 + X3 + 2H2O (b) X2 + HCl → X1 + X4 (c) X1 + NaHSO4 → X5 + Na2SO4 (d) 2X4 + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2 Chất X3 là
A. Na2CO3 B. Na2CrO4
C. Na2HPO4 D. K2HPO4
Khi vẽ hình điều chế Cl2 bằng cách cho HCl vào MnO2 đun nóng thì có cần dùng lưới amiăng không? và dùng lưới amiăng để làm gì?
Một ion M3+ có tổng số hạt bắng 79, trong đó hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 19. a) Viết cấu hình electron của nguyên tử M, xác định vị trí M trong bảng tuần hoàn. b) Viết cấu hình eletron của ion M3+.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến