Hòa tan hoàn toàn 5,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thấy thoát ra 0,56 lít khí SO2 duy nhất. Nếu dẫn khí CO dư đi qua 5,2 gam X nung nóng để các phản ứng xảy ra là hoàn toàn thì thu được a gam Fe. Tính a.
Quy đổi X thành Fe (x) và O (b)
mX = 56x + 16y = 5,2
Bảo toàn electron: 3x = 2y + 0,025.2
—> x = 0,07 và y = 0,08
—> mFe = 3,92
nSO2 = 0,025.
X gồm Fe (x mol) và O (y mol).
Đặt nH2SO4 = z (mol).
Dung dịch sau phản ứng có Fe3+ và SO42-.
Hệ phương trình:
3x = 2(z – 0,025) (bảo toàn S và điện tích).
y + 4z = 4(z – 0,025) + 0,025.2 +z (bảo toàn S, H và O).
56x + 16y = 5,2.
⇒ x = 0,07; y = 0,08; z = 0,13.
Dẫn CO dư qua X thu được a = 56x = 3,92 gam Fe.
Cho 34,9 gam hỗn hợp X gồm CaCO3, KHCO3 và KCl tác dụng hết với 400 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y và 4,48 lít khí Z (đktc). Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 57,40. B. 43,05. C. 28,70. D. 86,10.
Cho các phát biểu sau: (a) Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước, phích đựng nước nóng người ta có thể dùng giấm ăn. (b) Để hàn gắn đường ray bị nứt, gãy, người ta dùng hỗn hợp tecmit. (c) Để bảo vệ nồi hơi bằng thép, người ta thường lót dưới đáy nồi hơi những tấm kim loại bằng Zn. (d) Hợp kim Na-K có nhiệt độ nóng chảy thấp, thường được dùng trong các thiết bị báo cháy. (e) Để bảo quản thực phẩm, nhất là rau quả tươi, người ta có thể dùng SO2. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch FeCl2. (b) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch BaCl2. (c) Cho dung dịch Na2S vào dung dịch Fe2(SO4)3. (d) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2. (e) Cho kim loại Zn vào lượng dư dung dịch FeCl3. (g) Sục khí SO2 vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Hỗn hợp E gồm 6 trieste X, Y, Z, T, P, Q đều có cùng số mol (MX < MY = MZ < MT = MP < MQ). Đun nóng hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được một ancol mạch hở F và 29,52 gam hỗn hợp G gồm hai muối của hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Cho toàn bộ F vào bình đựng Na dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình tăng thêm 10,68 gam và 4,032 lít khí H2 (đktc) thoát ra. Số nguyên tử C có trong Q là
A. 12. B. 9. C. 10. D. 11.
Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon mạch hở cần dùng vừa đủ 14 lít O2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 30 gam kết tủa và một dung dịch có khối lượng giảm 4,3 gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Mặt khác, cho 8,55 gam X trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được tối đa m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,8. B. 36,0. C. 54,0. D. 13,2.
Điện phân 600 ml dung dịch X chứa đồng thời NaCl 0,5M và CuSO4 aM (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) đến khi thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 24,25 gam so với khối lượng dung dịch X ban đầu thì ngừng điện phân. Nhúng một thanh sắt nặng 150 gam vào dung dịch Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, làm khô cân được 150,4 gam (giả thiết toàn bộ lượng kim loại tạo thành đều bám vào thanh sắt và không có sản phẩm khử của S+6 sinh ra). Giá trị của a là
A. 1,00. B. 1,50. C. 0,50. D. 0,75.
Hỗn hợp M chứa các chất hữu cơ mạch hở gồm tripeptit X; pentapeptit Y; Z (C4H11O2N) và T (C8H17O4N). Đun nóng 67,74 gam hỗn hợp M với dung dịch KOH vừa đủ, thu được 0,1 mol metylamin; 0,15 mol ancol etylic và dung dịch E. Cô cạn dung dịch E thu được hỗn hợp rắn Q gồm bốn muối khan của glyxin, alanin, valin và axit propionic (tỉ lệ mol giữa hai muối của alanin và valin lần lượt là 10 : 3). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn Q cần dùng vừa đủ 2,9 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và 0,385 mol K2CO3. Phần trăm khối lượng của Y trong M có giá trị gần nhất với
A. 28,55. B. 28,54. C. 28,53. D. 28,52.
Cho các phản ứng sau: (a) NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O (b) NH4HCO3 + 2KOH → K2CO3 + NH3 + H2O (c) NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O (d) Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O (e) Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KOH Số phản ứng có phương trình ion rút gọn HCO3- + OH- → CO32- + H2O là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 và NaAlO2. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa y (gam) vào thể tích CO2 tham gia phản ứng (x lít, đktc) được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Giá trị của m là
A. 19,700. B. 17,650. C. 27,500. D. 22,575.
Hiđro hóa hoàn toàn (xúc tác Ni, nung nóng) m gam trieste X (tạo bởi glixerol các các axit cacboxylic đơn chức, mạch hở) cần vừa đủ 1,792 lít H2 (đktc). Đun nóng m gam X với dung dịch NaOH (lấy dư 25% so với lượng ban đầu), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 18,44 gam rắn khan. Biết trong phân tử X có chứa 7 liên kết pi. Giá trị của m là
A. 17,42. B. 17,08. C. 17,76. D. 17,28.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến