Cho V ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,9 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
A. 175. B. 350. C. 375. D. 150.
nAl3+ = nAlCl3 = 0,2
nAl(OH)3 = 0,05
Lượng NaOH lớn nhất khi Al3+ đã kết tủa hết sau đó bị hòa tan trở lại một phần.
—> nOH- = 4nAl3+ – nAl(OH)3 = 0,75
—> V = 0,375 lít = 375 ml
Hong bít làm
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3. (b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm. (c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4. (d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H11O4N) và 0,15 mol Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G là
A. 24,57%. B. 54,13%. C. 52,89%. D. 25,53%.
Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp X gồm ba triglixerit cần vừa đủ 4,77 mol O2, thu được 3,14 mol H2O. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 78,9 gam X (xúc tác Ni, to), thu được hỗn hợp Y. Đun nóng Y với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Giá trị của m là
A. 86,10. B. 57,40. C. 83,82. D. 57,16.
Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây: Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm. Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 – 6 phút ở 65 – 70oC. Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm. Phát biểu nào sau đây sai?
A. H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.
C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.
D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
Điện phân dung dịch X chứa 3a mol Cu(NO3)2 và a mol KCl (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng catot tăng 12,8 gam thì dừng điện phân, thu được dung dịch Y. Cho 22,4 gam bột Fe vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 16 gam hỗn hợp kim loại. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%. Giá trị của a là
A. 0,096. B. 0,128. C. 0,112. D. 0,080.
Cho các chất sau: CrO3, Fe, Cr(OH)3, Cr. Số chất tan được trong dung dịch NaOH là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Cho các phát biểu sau: (1) Trong mật ong có nhiều glucozơ (30%). (2) Do cấu tạo mạch ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp thụ iot cho màu xanh lục. (3) Glucozơ có thể tạo este chứa 5 gốc axit axetic khi tham gia phản ứng với anđehit axetic. (4) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ khi thủy phân trong môi trường axit đều thu được glucozơ. (5) Tơ nilon-6,6; tơ capron; tơ olon đều thuộc tơ tổng hợp. (6) Cho nhúm bông vào dung dịch H2SO4 70% đun nóng khuấy nhẹ, bông tan ra. (7) Nhỏ dung dịch H2SO4 98% vào saccarozơ sẽ hóa đen. Số phát biểu đúng là:
A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.
Hỗn hợp A gồm Fe và 9,6 gam Cu nung nóng trong bình chứa V lít O2 (đktc) đến phản ứng hoàn toàn thu được 63,2 gam chất rắn B chứa kim loại và oxit kim loại. Cho B vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 6,72 lít SO2. Tìm V
Trộn K và Na theo tỉ lệ mol 1 : 1 được hỗn hợp X. Hòa tan hết X vào nước dư được dung dịch Y và 1,344 lít H2 (đktc). Cho dung dịch Y tác dụng với 1,2 lít dung dịch H3PO4 0,08M, sau phản ứng thu được dung dịch có chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 10,968 B. 9,675 C. 13,008 D. 12,046
Cho X và Y (MX < MY) là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở; T là este mạch hở tạo từ X, Y và ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn 32,65 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T cần vừa đủ 31,64 lít O2 (đktc). Mặt khác, cho 32,65 gam E tác dụng vừa đủ 450ml NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 39,3 gam muối và m gam ancol Z. Dẫn m gam Z vào bình đựng kali dư, sau phản ứng thấy có khí thoát ra và khối lượng bình tăng 7,5 gam. Phần trăm khối lượng của X trong E là:
A. 17,61% B. 13,78% C. 16,54% D. 22,97%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến