Những phản ứng hóa học nào có thể xảy ra khi cho khí flo đi qua dung dịch kali bromua trong nước?
A. 2KBr + F2 → 2KF + Br2 (1)
B. 2F2 + 2H2O → 4HF + O2 (2)
C. Br2 + 5F2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HF (3)
D. (1), (2), (3)
Chỉ xảy ra phản ứng: 2F2 + 2H2O → 4HF + O2
Kết luận nào sau đây đúng khi xét hai phản ứng sau: Cl2 + 2KI → 2KCl + I2 (1); 2KClO3 + I2 → 2KIO3 + Cl2 (2)
A. Cl2 trong (1), I2 trong (2) đều là chất oxi hóa.
B. (1) chứng tỏ Cl2 có tính oxi hóa mạnh hơn I2, (2) chứng tỏ rính oxi hóa của I2 mạnh hơn Cl2.
C. Do tính khử của KI và KClO3 khác nhau nên kết quả khác nhau.
D. (1) chứng tỏ tính oxi hóa Cl2 > I2, (2) chứng tỏ tính khử I2 > Cl2
Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây?
A. NaCl. B. HCl. C. KClO3. D. KClO4.
Cho khí clo đi qua dung dịch axit mạnh X, giải phóng đơn chất Y và dung dịch có màu nâu thẫm. Tiếp tục cho clo đi qua, Y biến thành axit Z và dung dịch mất màu. Các chất X, Y, Z lần lượt là :
A. HBr, Br2, HBrO3. B. HI, I2, HIO3.
C. HIO3, I2, HI. D. HBrO3, Br2, HBr.
Khối lượng mol của 3 kim loại hóa trị II tỉ lệ với nhau theo tỉ số 3 : 5 : 7. Tỉ lệ số mol tương ứng là 4 : 2 : 1. Nếu hòa tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HCl dư thu được 1,568 lít H2 (đktc). Ba kim loại đó là
A. Mg, Ca, Zn. B. Ba, Mg, Fe.
C. Ca, Mg, Fe. D. Ca, Zn, Fe.
Cho sơ đồ phản ứng: NaOH → X → Y → NaCl. X, Y lần lượt là:
A. Na2O, Na2CO3 (1) B. NaHCO3, Na2CO3 (2)
C. Na2CO3, NaHCO3 (3) D. (2), (3).
Cho 6 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. 7,0. B. 6,8. C. 6,4. D. 12,4.
Cho các chất sau: metylamin, alanin, metylamoni clorua, natri axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến