Đốt cháy hoàn toàn 9 gam hỗn hợp A gồm propen-1,3-điamin và andehit malonic, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng 250ml Ba(OH)2 1M thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 24,625 gam B. 29,55 gam
C. 19,7 gam D. 39,4 gam
A gồm C3H4(NH2)2 và CH2(CHO)2 có cùng M = 72
—> nA = 0,125 —> nCO2 = 3nA = 0,375
nBa(OH)2 = 0,25 —> nBaCO3 = 0,125
—> mBaCO3 = 24,625 gam
Hòa tan hoàn toàn 3 gam hỗn hợp E gồm Cu và Ag vào 50 ml dung dịch H2SO4 đặc nóng (D = 1,84 gam/ml) thu được dung dịch F trong đó lượng H2SO4 còn dư bằng 92,4% lượng ban đầu. Đổ từ từ dung dịch F vào 107,24 ml nước cất thì vừa đủ tạo thành 200 gam dung dịch G
1. Xác định thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp E
2. Tính nồng độ % của dung dịch của dung dịch H2SO4 ban đầu và nồng độ % của muối đồng trong G
Tiến hành điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và 0,16 mol NaCl bằng điện cực trơ đến khi khối lượng dung dịch giảm 18,8 gam thì dừng điện phân. Nhúng thanh Mg vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí H2 thoát ra; đồng thời khối lượng thanh Mg không đổi so với trước phản ứng. Giá trị a là
A. 0,28. B. 0,32. C. 0,20. D. 0,24.
Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp X gồm hai este đều đơn chức, mạch hở với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được m gam Ag. Thủy phân hoàn toàn 13,92 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol và 11,76 gam hỗn hợp Z gồm hai muối. Đun nóng toàn bộ Y với H2SO4 đặc ớ 170°C thu được hỗn hợp chứa hai anken kế tiếp có tỉ khối so với He bằng 9,1. Giá trị m là
A. 17,28. B. 34,56. C. 25,92. D. 64,80.
Cho 20 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HNO3, sau phản ứng hoàn toàn thu được 4,8 gam chất rắn, dung dịch Y và 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được muối khan có khối lượng là bao nhiêu
Trộn lẫn 50 ml dung dịch NaOH 0,1M và 30 ml dung dịch NaOH 0,5M được dung dịch A. Thêm vào A 60 ml dung dịch AlCl3 0,1M. Tính CM của các chất thu được sau phản ứng. (Cho rằng thể tích chất rắn không đáng kể)
Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở không cùng số mol, có số nguyên tử cacbon tương ứng là 6; 8 và 12. Đun nóng m gam X cần dùng tối đa dung dịch chứa 46,4 gam NaOH, thu được (m + 42,44) gam hỗn hợp Y gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 2,79 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong hỗn hợp X là
A. 4,46%. B. 5,24%. C. 7,86%. D. 6,69%.
Sục V lít SO2 (đktc) vào 800 ml dung dịch KOH 0,5M thu được dung dịch A chứa 39,8 gam chất rắn. Tìm V
Cho m gam hỗn hợp E gồm Mg, Cu, FeO, Fe3O4 tác dụng hết với dung dịch X chứa H2SO4 19,6% và Mg(NO3)2 3,6%, thu được dung dịch Y chỉ chứa muối trung hòa và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và H2; tỉ khối của Z so với He bằng 6,1. Dung dịch Y tác dụng tối đa với 200 ml dung dịch NaOH 3,7M, kết thúc phản ứng thu được 25,65 gam kết tủa. Biết trong X kim loại Mg chiếm 20% khối lượng. Nồng độ phần trăm MgSO4 trong dung dịch Y là
A. 9,93%. B. 7,31%. C. 10,05%. D. 10,54%.
Hỗn hợp E chứa axit cacboxylic X (CnH2n-2O2); este Y (C2nH4n-2O2) và este Z (CmH2m-6O6). Đốt cháy 21,8 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z (đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác) với lượng oxi vừa đủ thu được 1,0 mol CO2. Mặt khác đun nóng 21,8 gam E với dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol cùng số nguyên tử cacbon và 23,4 gam hỗn hợp chỉ chứa 2 muối. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư, thấy thoát ra 1,568 lít H2 (đktc). Biết rằng Z là este tạo bởi glyxerol và các axit cacboxylic đơn chức. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E là
A. 33,69% B. 66,31% C. 39,63% D. 60,37%
Chia m gam hỗn hợp X gồm FexOy và Fe thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng vừa đủ với 450ml dung dịch H2SO4 1M, sinh ra 3,36 lít H2 (đktc). Hòa tan hết phần 2 trong 100 gam dung dịch H2SO4 98% đun nóng, thu được dung dịch Y và 2,8 lít SO2 (đktc)
a) Xác định công thức oxit sắt
b) Tính m
c) Tính nồng độ phần trăm các chất trong Y
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến