Cho các dung dịch: glixerol, anbumin, saccarozo, glucozo. Số dung dịch phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm là:
A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
Tất cả đều phản ứng.
Hỗn hợp Q gồm Cu, FeCl3, NaCl và NaNO3. Q tan hết trong dung dịch HCl loãng, thu được dung dịchY chỉ chứa 4 muối clorua có cùng nồng độ mol và khí NO duy nhất. Phần trăm khối lượng NaNO3 trong Q là:
A. 6,21%. B. 12,82%. C. 16,23%. D. 19,25%.
Cho 12 gam hỗn hợp Fe, Cu vào 200 ml dung dịch HNO3 2M, thu được một khí duy nhất không màu hóa nâu trong không khí và có một kim loại dư. Sau đó cho thêm 33,33 ml dung dịch H2SO4 2M để hòa tan vừa hết kim loại đó thì lại thấy khí trên tiếp tục thoát ra. Khối lượng Fe trong hỗn hợp đầu là:
A. 6,4 gam. B. 5,6 gam. C. 2,8 gam. D. 8,4 gam.
Cho 15 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào 400 ml dung dịch NaCl xM, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 cực thì dừng điện phân, thể tích khí thoát ra ở anot gấp 3 lần thể tích khí thoát ra ơn catot (đo cùng điều kiện áp suất và nhiệt độ). Giá trị của x là
A. 0,2 B. 0,45 C. 0,3 D. 0,25
Tiến hành điện phân dung dịch chứa 0,1 mol NaCl và 0,035 mol MSO4 bằng điện cực trơ màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi, sau thời gian t giây, thấy khối lượng dung dịch giảm 5,09 gam. Nếu thời gian điện phân là 3t giây, thể tích khí thoát ra ở anot bằng thể tích khí thoát ra ở catot (đo cùng điều kiện áp suất và nhiệt độ). Giả sử khí sinh ra không tan trong dung dịch, cation M2+ tham gia vào quá trình điện phân. Kim loại M là:
A. Zn B. Fe C. Cu D. Ni
Cho các kim loại: Cu, Zn, Ag, Na, Al. Số kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến