Thủy phân hoàn toàn 0,02 mol peptit Gly-Ala-Glu thì cần số mol NaOH phản ứng vừa đủ là.
A. 0,09 mol B. 0,12 mol C. 0,06 mol D. 0,08 mol
Gly-Ala-Glu + 4NaOH —> GlyNa + AlaNa + GluNa2 + 2H2O
—> nNaOH = 0,08
Cho 0,45 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và (H2N)2C5H9COOH (lysin) vào 500 ml dung dịch HCl 0,1M, thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa hết với 700 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol lysin trong hỗn hợp X là:
A. 0,1. B. 0,15. C. 0,2. D. 0,25.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 1,904 lit CO2 đktc và 1,98 gam H2O. Mặt khác khi cho m gam hỗn hợp 2 ancol trên tác dụng với Na dư thu được 0,56 lit khí hidro đktc. Công thức 2 ancol là:
A. C3H5(OH)3, C4H7(OH)3
B. C3H6(OH)2 và C4H8(OH)2
C. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2
D. C3H7OH và C4H9OH
Hấp thụ 2,688 lít CO2 hay 4,48 lít CO2 (đkc) vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 (dung dịch X) đều thu được 1 lượng kết tủa như nhau. Cho 250ml dung dịch X tác dụng với 160 gam dung dịch HBr 16,2% sau đó cô cạn thì thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
A. 40,12 B. 33,28 C. 36,7 D. 54,36
Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin, vinyl fomat. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Một thanh kim loại A hóa trị II khi nhúng vào một dung dịch CuSO4 thì có khối lượng giảm 1% so với khối lượng ban đầu, nhưng cùng thanh kim loại ấy khi nhúng vào dung dịch muối Hg2+ thì có khối lượng tăng lên 67,5% so với khối lượng thanh ban đầu( khối lượng thanh ban đầu là m gam).
a) Xác định kim loại A, biết rằng độ giảm số mol của Cu2+ bằng 2 lần độ giảm số mol của Hg2+.
b) Tính số mol của Hg2+ và Cu2+ bị khử trong trường hợp m=100 gam.
c) Tính khối lượng tối thiểu của thanh kim loại A để khi nhúng vào 5 lít dung dịch CuSO4 0,16M thì dung dịch thu được sau phản ứng:
Cho m gam P2O5 vào 19,6 gam dung dịch H3PO4 5% thu được dung dịch X. Cho dung dịch X phản ứng hết với 100 ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 6,48 gam chất rắn khan . Tính khối lượng các chất trong 6,48 gam chất rắn và m
Trong các thí nghiệm sau: (1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF. (2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S. (3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng. (4) Cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng (5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH. (6) Cho khí O3 tác dụng với Ag. (7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng. Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 4. B. 7. C. 6. D. 5.
Một bình kín dung tích 2,016 lít không đổi chứa a gam cacbon và hỗn hợp Z gồm không khí và CO2 ở đktc. Tỉ khối của hỗn hợp khí trong bình với hiđrô là 19,4667. Đốt cháy cacbon trong bình rồi đưa nhiệt độ bình về 0°C thấy áp suất trong bình là 1 atm. Hỗn hợp khí trong bình lúc này (T) có tỉ khối so với Z là 1,0137 (không khí chứa 20% O2 còn lại là N2 về thể tích)
a, Tính khối lượng cacbon đã cháy
b, Xác định thành phần % về thể tích của hỗn hợp T
Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm một amino axit Y (có một nhóm amino) và một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở Z, thu được 26,88 lít CO2 (đktc) và 23,4 gam H2O. Mặt khác, 0,45 mol X phản ứng vừa đủvới dung dịch chứa m gam HCl. Giá trị của m là
A. 10,95. B. 6,39. C. 4,38. D. 6,57.
Cho các chất sau: Phenol, benzen, toluen, stiren, vinyl clorua, axit acrylic, fructozo, glucozo, triolein. Số chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là:
A. 5 B. 6 C. 4 D. 7
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến