Tình hình kinh tế, chính trị, quân sự, luật phápTổ chức bộ máy chính quyền
- Sau khi đánh bại quân Minh, Lê Lợi (Lê Thái Tổ) lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại nước Đại Việt, tổ chức bộ máy chính quyền hoàn thiện thể hiện tính quân chủ chuyên chế cao độ
- Ở trung ương: Vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có 6 bộ (là Lại, Hộ, lễ, Binh, Hình, Công) đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư, bên cạnh bộ có Hàn Lâm Viện (công văn), Quốc sử viện (biên soạn lịch sử), Ngự sử đài (kiểm tra).
- Bỏ chức tướng quốc ,đại tổng quản ,hành khiển; vua trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội, cấm các quan lập quân đội riêng .
- Ở địa phương: chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ty cai quản là Đô ty (quân sự), Hiến ty (xử án), Thừa ty (hành chánh); dưới ty là phủ, châu, huyện, xã.
Tổ chức quân đội
- Quân đội được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.
- Gồm 2 bộ phận chính là: quân ở triều đình và quân ở địa phương .
- Gồm có bộ binh , thủy binh, tượng binh , kỵ binh ; vũ khí có dao, kiếm, giáo, mác, cung, tên, hỏa đồng, hỏa pháo.
- Khác với thời Trần, thời Lê Sơ không có quân đội của các vương hầu, quý tộc; vua trực tiếp nắm quyền chỉ huy quân đội
Luật pháp
- Vua Lê Thánh Tông cho soạn bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) – đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta
- Nội dung là bảo vệ vua, hoàng tộc, quan lại, giai cấp thống trị ….bảo vệ chủ quyền quốc gia
- Trong nội dung của bộ luật có điểm nổi bật là bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và khuyến khích phát triển kinh tế.
Tình hình kinh tế xã hội của nước Đại Việt thời Lê SơTình hình Kinh tế nước Đại Việt thời Lê SơNông nghiệp
Trong bối cảnh khó khăn, những tàn dư của ách đô hộ nhà Minh vô cùng nặng nề, nhà nước đã có những chính sách phát triển nông nghiệp như:
- Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng và kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng .
- Chia ruộng đất theo phép quân điền; đặt cơ quan chuyên trách nông nghiệp như khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ
- Ban lệnh cấm giết trâu bò, cấm điều phu vào lúc gặt, cấy .
=> Nông nghiệp phục hồi và phát triển một cách nhanh chóng.
Công thương nghiệp
- Nghề thủ công truyền thống như kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm,rèn sắt,… phát triển mạnh mẽ, nhiều làng thủ công ra đời, đặc biệt là Thăng Long với 36 phường thủ công .
- Các làng, phường thủ công chuyên nghiệp nghiệp ra đời như: đồ gốm Bát Tràng, đúc đồng ở Đại Bái; rèn sắt ở Văn Chàng ; dệt vải lụa ở Nghi Tâm; làm giấy ở Yên Thái; nhuộm điều ở phường Hàng Đào. Xưởng thủ công nhà nước gọi là Bách tác chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng .
- Buôn bán: khuyến khích lập chợ mới, giao thương với người nước ngoài ở Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An), Lạng Sơn, Tuyên Quang
=> Với chính sách và biện pháp khuyến khích phát triển của nhà nước, nhân dân cần cù lao động, nền kinh tế của nước đại việt ta dần được khôi phục và phát triển
Tình hình Xã hội nước Đại Việt thời Lê Sơ
Thời Lê sơ có các giai cấp chính là :
- Phong kiến gồm vua, quan , địa chủ .
- Giai cấp nông dân chiếm đại đa số có rất ít hoặc không có ruộng đất, phải cày thuê cho quan lại địa chủ
- Các tầng lớp khác thợ thủ công, thương nhân, nô tì,… trong xã hội giảm dần và bị xóa bỏ.