Hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài lúc sắp mưa và trong cơn mưa là:
- Các con vật khi sắp mưa có phản ứng khác nhau
- Mối trẻ bay cao, mỗi già bay thấp.
- Gà con rối rít tìm nơi ẩn nấp.
- Kiến hành quân đầy đường
- Các cây cỏ cũng mỗi loại mỗi vẻ:
- Muôn nghìn cây mía múa gươm
- Cỏ gà rung tai nghe
- Bụi tre tần ngần gỡ tóc
- Hàng bưởi đu đưa bế lũ con đầu tròn trọc lóc
- Cây dừa sải tay bơi.
- Ngọn mùng tơi nhảy múa.
Trong cơn mưa:
- Cóc nhảy chồm chồm
- Chó sủa
- Cây lá hả hê
=> Những động từ như rối rít, hành quân, múa, rung tai nghe, đu đưa... những tính từ như tròn trọc lóc, mù trắng, chéo, chồm chồm, hả hê... được sử dụng rất đúng chỗ, góp phần diễn tả sinh động cảnh vật.
b) Các phép nhân hóa được sử dụng trong bài thơ là:
Ông trời mặc áo, mía múa gươm, kiến hành quân, cỏ gà rung tai nghe, bụi tre tần ngần gỡ tóc, hàng bưởi bế lũ con đầu tròn trọc lóc, sấm ghé xuống sân khanh khách cười, cây dừa sử dụng tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa...
=> Phép nhân hóa này làm cho cả thế giới cây cỏ, thiên nhiên hoạt động sinh động, đa dạng như thế giới con người. Thiên nhiên như đang vào trận chiến: ông trời mặc áo gióng đen, mía múa gươm, kiến hành quân nhưng lại vẫn có những hoạt động bình dị khác như gỡ tóc, bơi, nhảy múa, bế con...
=> Phép nhân hóa được sử dụng thành công là nhờ sự quan sát tinh tế của tác giả, kết hợp với sự liên tưởng dồi dào. Nhân hóa nhiều, nhưng không có sự lập lại, mà có những nét độc đáo