Cho 2,19 gam hỗn hợp gồm Cu, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y và 0,672 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối trong Y là
A. 6,39 gam B. 8,27 gam C. 4,05 gam D. 7,77 gam
nNO = 0,03
m muối = 2,19 + 62.0,03.3 = 7,77 gam
Một hỗn hợp X có khối lượng 8,5 gam gồm hai kim loại hóa trị I: A và B. Hòa tan trong 100ml nước thu được dung dịch Y và V lit khí H2 (điều kiện tiêu chuẩn) bay ra. Cô cạn dung dịch Y thu được 13,6 gam chất rắn.
a. A và B là kim loại nào trong các kim loại sau: Na, K, Li. Tính thành phần khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
b. Tính thể tích V và khối lượng dung dịch Y.
Cho 3,75 gam amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 4,85 gam muối. Công thức của X là
A. H2N–CH(CH3)–COOH.
B. H2N–CH2-CH2-COOH.
C. H2N-CH2-CH2-CH2-COOH.
D. H2N-CH2-COOH.
Hòa tan 6,3 gam Al, Mg có tỉ lệ mol tương ứng là 2:3 vào dung dịch HNO3 dư thu được 1,456 lít hỗn hợp X gồm N2 và N2O (đktc). Tính tỉ số của X so với H2.
Hãy chọn một bộ hóa chất (A), (B), (C), (D), (E) là các muối vô cơ có gốc axit khác nhau để các phản ứng hóa học xảy ra theo hiện tượng sau và hoàn thành các phương trình phản ứng: (A) + (B) + H2O có kết tủa trắng keo và có khí thoát ra. (C) + CO2 + H2O có kết tủa trắng keo. (D) + (B) + H2O có kết tủa trắng keo và có khí thoát ra. (A) + (E) có kết tủa trắng. (E) + (B) có kết tủa trắng. (D) + Cu(NO3)2 có kết tủa màu đen
Phân đạm ure thường chỉ chứa 46% N về khối lượng. Khối lượng phân ure đủ để cung cấp 70,0 kg N là
A. 152,2 kg. B. 145,5kg. C. 160,9 kg. D. 200,0 kg.
Paracetamol (X) là thành phần chính của thuốc hạ sốt và giảm đau. Oxi hóa hoàn toàn 5,285 gam X bằng CuO dư, dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng Ba(OH)2 dư. Sau khi kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 2,835 gam, ở bình 2 tạo thành 55,16 gam kết tủa và còn 0,392 lít khí (đktc) thoát ra. CTPT (trùng với công thức đơn giản nhất ) của paracetamol là:
A. C4H9N. B. C4H9O2N.
C. C8H9N. D. C8H9O2N.
Thí nghiệm được tiến hành như hình vẽ bên.
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. có kết tủa màu nâu đỏ trong bình tam giác, do phản ứng của CaC2 với dung dịch AgNO3/NH3.
B. có kết tủa màu đen trong bình tam giác, do phản ứng của Ca(OH)2 với dung dịch AgNO3/NH3.
C. có kết tủa màu đen trong bình tam giác, do phản ứng của H2 với dung dịch AgNO3/NH3.
D. có kết tủa màu vàng nhạt trong bình tam giác, do phản ứng của C2H2 với dung dịch AgNO3/NH3.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến