A, MB
- giới thiệu Đình Phú Mỹ: Đình Phú Mỹ là một ngôi đình tọa lạc tại ấp Phú Mỹ II, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
- Khái quát giá trị của đình Phú Mỹ: Đây là ngôi đình được xây dựng từ thời vua Gia Long của nhà Nguyễn (1802), có vô cùng nhiều những giá trị văn hóa, lịch sử khác nhau. Đình được xây dựng từ những nguyên liệu thô sơ, đã trải qua nhiều thăng trầm và có 2 lần tu sửa vào những năm 1820 và 1969. Cho đến nay, đình Phú Mỹ vẫn là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng của vùng Đông Nam Bộ
B, TB
1, Kiến trúc, lịch sử.
- Tổng diện tích của ngôi đình là hơn 7000m vuông.
- Đình Phú Mỹ có kiến trúc đậm nét ngôi đình làng của vùng nông thôn Nam Bộ với cấu trúc kiểu chữ tam, mỗi gian là một kiểu kiến trúc nhà vuông
- Toàn bộ tường của đình được tô vôi, hệ thống cột kèo được làm bằng gỗ, mái ngói thì được xây dựng theo kiểu âm dương của Trung Quốc.
- Cho đến nay, đình vẫn còn lưu giữ nhiều bức hoành phi, câu đối có nội dung ca ngợi những bậc tiền nhân có công trạng trong việc khai hoang, dạy nghề cho làng.
2. Ý nghĩa tâm linh của ngôi đình
- Từ lâu, việc xây đình ở mỗi ngôi làng và thờ Thành Hoàng Làng đã trở thành phong tục tập quán của toàn thể người dân VN.
- Đình Phú Mỹ thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, một vị Thiên tử được trời phái xuống để giúp nhân dân làng an cư lạc nghiệp, ổn định làm ăn sinh sống từ bao đời nay.
- Bên cạnh đó, đình còn thờ những vị thần như: Tiền Hiền, Hậu Hiền, Tiên Sư, Tiền Bối, đều là những người có công trong việc khai hoang lập ấp, xây dựng làng xã ở những ngày xa xưa.
3, Hoạt động hàng năm
- Hàng năm tại đình Phú Mỹ diễn ra lễ Kỳ Yên vào các ngày từ 15 và 16/11 (âm lịch). Đây là lễ hội quan trọng được gìn giữ và duy trì, trở thành nét sinh hoạt văn hóa tinh thần trong đời sống của người dân làng Phú Hội. Qua lễ hội, người dân Phú Hội bày tỏ sự biết ơn đối với Thần Thành Hoàng Bổn cảnh, thần linh và các vị tiền nhân cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Vì vậy, đây chính là một nét đẹp trong ứng xử văn hóa, nhân văn của người dân địa phương.
- Bên cạnh các lễ nghi truyền thống trong thiết chế tín ngưỡng dân gian, với lòng tôn kính Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại đình Phú Mỹ cũng diễn ra lễ dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ trở thành nét sinh hoạt truyền thống của địa phương, thể hiện tình cảm sâu đậm của người dân Phú Hội đối với Bác Hồ kính yêu. Người đã đi vào lòng dân như một biểu tượng cao quý, thiêng liêng, trở thành một "phúc thần" được nhân dân kính trọng, tôn thờ.
C, KB
Đình Phú Mỹ chính là một trong những ngôi đình có giá trị tiêu biểu ở vùng Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Ngôi đền phản ánh tinh thần uống nước nhớ nguồn và tập tục thờ Thành Hoàng làng lâu đời của nhân dân VN
BÀI LÀM
Đình Phú Mỹ là một ngôi đình tọa lạc tại ấp Phú Mỹ II, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Đây là ngôi đình được xây dựng từ thời vua Gia Long của nhà Nguyễn (1802), có vô cùng nhiều những giá trị văn hóa, lịch sử khác nhau. Đình được xây dựng từ những nguyên liệu thô sơ, đã trải qua nhiều thăng trầm và có 2 lần tu sửa vào những năm 1820 và 1969. Cho đến nay, đình Phú Mỹ vẫn là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng của vùng Đông Nam Bộ
Tổng diện tích của ngôi đình là hơn 7000m vuông. Đình Phú Mỹ có kiến trúc đậm nét ngôi đình làng của vùng nông thôn Nam Bộ với cấu trúc kiểu chữ tam, mỗi gian là một kiểu kiến trúc nhà vuông. Toàn bộ tường của đình được tô vôi, hệ thống cột kèo được làm bằng gỗ, mái ngói thì được xây dựng theo kiểu âm dương của Trung Quốc. Cho đến nay, đình vẫn còn lưu giữ nhiều bức hoành phi, câu đối có nội dung ca ngợi những bậc tiền nhân có công trạng trong việc khai hoang, dạy nghề cho làng.
Từ lâu, việc xây đình ở mỗi ngôi làng và thờ Thành Hoàng Làng đã trở thành phong tục tập quán của toàn thể người dân VN. Đình Phú Mỹ thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, một vị Thiên tử được trời phái xuống để giúp nhân dân làng an cư lạc nghiệp, ổn định làm ăn sinh sống từ bao đời nay. Bên cạnh đó, đình còn thờ những vị thần như: Tiền Hiền, Hậu Hiền, Tiên Sư, Tiền Bối, đều là những người có công trong việc khai hoang lập ấp, xây dựng làng xã ở những ngày xa xưa.
Hàng năm tại đình Phú Mỹ diễn ra lễ Kỳ Yên vào các ngày từ 15 và 16/11 (âm lịch). Đây là lễ hội quan trọng được gìn giữ và duy trì, trở thành nét sinh hoạt văn hóa tinh thần trong đời sống của người dân làng Phú Hội. Qua lễ hội, người dân Phú Hội bày tỏ sự biết ơn đối với Thần Thành Hoàng Bổn cảnh, thần linh và các vị tiền nhân cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Vì vậy, đây chính là một nét đẹp trong ứng xử văn hóa, nhân văn của người dân địa phương. Bên cạnh các lễ nghi truyền thống trong thiết chế tín ngưỡng dân gian, với lòng tôn kính Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại đình Phú Mỹ cũng diễn ra lễ dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ trở thành nét sinh hoạt truyền thống của địa phương, thể hiện tình cảm sâu đậm của người dân Phú Hội đối với Bác Hồ kính yêu. Người đã đi vào lòng dân như một biểu tượng cao quý, thiêng liêng, trở thành một "phúc thần" được nhân dân kính trọng, tôn thờ.
Đình Phú Mỹ chính là một trong những ngôi đình có giá trị tiêu biểu ở vùng Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Ngôi đền phản ánh tinh thần uống nước nhớ nguồn và tập tục thờ Thành Hoàng làng lâu đời của nhân dân VN