Trong sự nghiệp xậy dựng đất nước công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ngày một phát triển. Sự hiểu biết, trình độ khả năng chuyên môn là đòi hỏi không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lý thuyết ở trường mà đôi khi quên mất phải thực hành - một điều hết sức quan trọng. Vì vậy con người cần phải xử lí hài hòa mối quan hệ giữa học và hành
Để hiểu hết những tầng ý nghĩa sâu sắc của câu nói, trước hết ta phải hiểu một số từ ngữ. Học là sự tiếp thu tri thức về mặt lí thuyết, còn hành là việc ận dụng kiến thức học được vào thực tiễn đời sống và lao động sản xuất. Học và hành luôn phải sánh đôi cùng nhau mới có thể phát huy sức mạnh của nó.
Học đi đôi với hành làm cho cái ta học được trở nên sâu sắc và vững chắc, hành động của ta có cơ sở khoa học, sẽ trôi chảy, dễ dàng, có thể logic và sáng tạo, để đạt tới kết quả cao. Học và hành luôn đi bên cạnh nhua và không tách rời. Đã học thì phải biết áp dụng vào thực tế. Nếu không những kiến thức đó mãi chỉ là những con chữ vô hồn, mĩa mãi nằm lại trên trang giấy. Chỉ khi biết ứng dụng vào lao động sản xuất thì việc học mới thật sự có ý nghĩa. UNESCO cũng đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.Học trở thành nhu cầu tự thân và chúng ta sẽ tìm mọi cách, mọi biện pháp, mọi cơ hội để vận dụng vào cuộc sống. Để học đi đôi với hành thì mỗi người cần phải học tập ở mọi nơi, mọi chỗ. Học từ thầy cô, từ bạn bè, từ bố mẹ,.. Học không chỉ lý thuyết mà còn phải học cách làm người. Hành không chỉ đơn giản là trong phòng thí nghiệm, phòng thực hành mà còn phải thực hành trong cuộc sống hàng ngày, trong ăn ở, giao tiếp, làm việc,..
Bởi vì khi nếu không có lao động thì lí thuyết cũng chỉ là con chữ thô cứng. Những thông điệp mà sách vở mang lại ấy chỉ được con người thấm nhuần một chút. Những kiến thức mà không được áp dụng vào thực tế thì chỉ là lí thuyết suông. Vì vậy, người ta mới khẳng định rằng " Học đi đôi với hành".
Tục ngữ xưa cũng có câu " Trăm hay không bằng tay quen". Vì vậy dẫu có biết cả hàng trăm điều đi nữa nhưng không bắt tay vào làm thử thì cũng sẽ không bằng những người " tay quen". Bởi qua quá trình lao động, họ đã có thời gian để tích lũy kinh nghiệm cho mình. Họ biết cách làm sao để làm một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Và những người ấy có khả năng trở thành nhân tài trong lĩnh vực hoặc công việc mà học quen thuộc.
Tuy nhiên cũng thể bỏ qua tầm quan trọng của lí thuyết, sách vở bởi đó là yếu tố căn bản, là bước nền, bước tiền đề cho các hoạt động lao động. Chúng ta nên phê phán những người quá chú trọng sách vở mà xem nhẹ lao động hoặc những người quá đề cao lao động mà bỏ ngoài tai những lí thuyết.
Vì vậy, từ đây mỗi người phải rút ra bài học cho bản thân mình. Trước hết phải nhận thức được tầm quan trọng của sách vở và lao động và áp dụng chúng một cách hợp lí vào từng hoàn cảnh công việc cụ thể. Là người học sinh, trong thời gian học tập ở nhà trường, chúng ta cần phải chăm chỉ học tập kết hợp đi đôi với hành. Học bao gồm cả văn hoá, chữ nghĩa và kinh nghiệm của cuộc sống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại nâng cao về nhận thức, về chính trị xã hội. Tích cực lao động cần cù sáng tạo. Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Và sau này, khi bước vào đời thì phải tiếp tục nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Mình rất quan tâm đến học và hành. Bác khẳng định: Học để hành, học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy.Học đi đôi với hành một phương châm chuẩn xác, là kim chỉ nam cho ngành giáo dục của Việt Nam ta, để tạo ra thế hệ thanh niên giỏi toàn diện, vừa chắc lý thuyết lại vừa giỏi làm.