Câu 41. Đầu thế kỉ XX, luồng tư tưởng mới được truyền bá vào Việt Nam là
A. khuynh hướng tư sản, vô sản.
B. xu hướng dân chủ tư sản.
C. ý thức hệ phong kiến.
D. xu hướng vô sản.
Câu 42. Trận đánh của quân ta gây được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận nào?
A. Trận đánh địch ở Thanh Hoá.
B. Trận phục kích của quân ta ở ngoại thành Nội.
C. Trận bao vây quân địch ở thành Hà Nội.
D. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ Đen ở cầu Giấy (Hà Nội).
Câu 43. Để tăng cường lực lượng binh lính phục vụ chiến tranh, thực dân Pháp đã
A. tiến hành bắt lính.
B. trả tiền cao để thanh niên hăng hái gia nhập quân ngũ.
C. kêu gọi mọi người gia nhập quân đội.
D. khuyến khích người dân tăng tỷ lệ sinh.
Câu 44. Yếu tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam?
A. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa.
B. Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế.
C. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình đối với các nước.
D. Chính sách cấm đạo Gia-tô của nhà Nguyễn.
Câu 45. Mục đích của Pháp trong việc mở trường học để làm gì?
A. Do nhu cầu học tập của con em quan chức và để đào tạo người bản xứ phục vụ cho
Pháp.
B. Do nhu cầu học tập của nhân dân - ngày một cao
C. Khai minh nền văn hoá giáo dục Việt Nam.
D. Phát triển nền giáo dục Việt Nam.
Câu 46. Lãnh đạo nghĩa quân Yên Thế thuộc tầng lớp
A. Nông dân.
B. Địa chủ.
C. Văn thân sĩ phu.
D. Võ quan.
Câu 47. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng không thành, thực dân Pháp đã kéo quân vào
A. Biên Hò
B. Gia Định.
C. Vĩnh Long.
D. Định Tường.
Câu 48. Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”
là của ai?
A. Trương Quyền.
B. Trương Định.
C. Nguyễn Tri Phương.
D. Nguyễn Trung Trực.
Câu 49. Tổng đốc chỉ huy thành Hà Nội khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai là
A. Hoàng Diệu.
B. Nguyễn Tri Phương.
C. viên Chưởng cơ.
D. Hoàng Tá Viêm.
Câu 50. Con đường cứu nước chủ yếu của Phan Châu Trinh theo xu hướng
A. ám sát cá nhân.
B. bạo động
C. đấu tranh chính trị.
D. cải cách.
Câu 51. Tính chất của phong trào Cần vương là
A. phong trào nông dân tự phát.
B. phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến.
C. phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản.
D. phong trào yêu nước xu hướng vô sản.
Câu 52. Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu từ
A. giai cấp địa chủ nhỏ bị thực dân Pháp thu toàn bộ ruộng đất.
B. giai cấp nông dân bị tước ruộng đất.
C. giai cấp tư sản bị thực dân Pháp đình chỉ hoạt động kinh doanh.
D. tầng lớp tiểu tư sản bị thất nghiệp.
Câu 53. Khi khởi xướng phong trào yêu nước, Phan Bội Châu dựa theo hình mẫu nào?
A. Pháp.
B. Nhật Bản.
C. Liên Xô.
D. Trung Quốc.
Câu 54. Thắng lợi nào đã làm thất bại bước đầu âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của
Pháp?
A. Chiến thắng trên sông Vàm Cỏ Đông.
B. Chiến thắng Cầu Giấy lần I .
C. Thắng lợi của quân và dân Đà Nẵng.
D. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ II
Câu 55. Lí do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực?
A. Rập khuôn hoặc mô phỏng nước ngoài.
B. Triều đình bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh, từ chối mọi sự cải cách.
C. Chưa hợp thời thế.
D. Điều kiện nước ta có những điểm khác biệt.
Câu 56. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần Vương
A. chỉ diễn ra ở Bắc Kì.
B. vẫn được duy trì và dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn.
C. đã chấm dứt.
D. chỉ diễn ra ở Trung Kì.
Câu 57. Đông Kinh nghĩa thục trong quá trình hoạt động có vai trò
A. Làm thay đổi bộ mặt về văn hoá xã hội của đất nước.
B. Kích thích thu hút các thành viên của Việt Nam tham gia vào học.
C. Làm cho thực dân Pháp phải hoang mang lo sợ.
D. Cổ động cách mạng, phát triển văn hóa, ngôn ngữ dân tộc.
Câu 58. Trong quá trình vận động cứu nước, Phan Bội Châu đã có mối quan hệ với phong
trào yêu nước nào?
A. Phong trào Cần vương.
B. Phong trào chống thuế 1908.
C. Phong trào Hội kín ở Nam Kì.
D. Phong trào nông dân Yên Thế
Câu 59. Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?
A. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.
B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.
C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.
D. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân sĩ phu.
Câu 60. Đầu thế kỉ XX, trong nhận thức của các sĩ phu Việt Nam, muốn đất nước phát triển
phải đi theo con đường nào?
A. Đi theo cách mạng vô sản ở Pháp.
B. Đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga.
C. Đi theo con đường Duy tân của Nhật Bản.
D. Đi theo con đường dân chủ tư sản .