Hợp chất hữu cơ X, mạch hở (C7H10O4) tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm muối (C4H2O4Na2) và ancol. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
Các đồng phân cấu tạo của X:
CH3-OOC-CH=CH-COO-C2H5
HOOC-CH=CH-COO-CH2-CH2-CH3
HOOC-CH=CH-COO-CH(CH3)2
CH3-OOC-C(=CH2)-COO-C2H5
HOOC-C(=CH2)-COO-CH2-CH2-CH3
HOOC-C(=CH2)-COO-CH(CH3)2
Cho m gam bột kim loại R có hóa trị không đổi vào 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 đều có nồng độ mol là 0,4M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được (m + 27,2) gam hỗn hợp rắn A và dung dịch Y. Cho A tác dụng với dung dịch HCl có khí H2↑. Xác định kim loại R và số mol muối tạo thành trong dung dịch Y.
Đốt cháy hoàn toàn một este hai chức, mạch hở X (được tạo bởi một axit cacboxylic không no và hai ancol) cần vừa đủ 2,52 lit O2 (đktc), thu được 0,18 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Khi cho cũng lượng X trên phản ứng hoàn toàn với 40 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 2,8. B. 2,88. C. 4,28. D. 3,44.
Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X cần vừa đủ 7,75 mol O2 và thu được 5,5 mol CO2. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,2 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 82,4. B. 97,6. C. 80,6. D. 88,6.
Hỗn hợp E gồm X, Y là hai axit no, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp; Z, T là 2 este (đều hai chức, mạch hở; Y và Z là đồng phân của nhau; MT – MZ = 14). Đốt cháy hoàn toàn 12,84 gam E cần vừa đủ 0,37 mol O2. Mặt khác, cho 12,84 gam E phản ứng vừa đủ với NaOH, cô cạn thu được hỗn hợp muối cacboxylat khan G và hỗn hợp H gồm 3 ancol. Cho toàn bộ H vào bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 2,72 gam và có 0,04 mol H2 thoát ra. Khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G là
A. 8,1 gam. B. 4,86 gam. C. 6,48 gam. D. 3,24 gam.
Trong số các chất: amoni propionat, phenylamoni clorua, natri phenolat, ancol etylic, phenyl benzoat, tơ nilon-6, alanin, Gly-Gly-Val, phenol, anilin, triolein, cumen, đivinyl oxalat. Số chất vừa phản ứng với dung dịch NaOH, vùa phản ứng với dung dịch HCl (điều kiện thích hợp) là:
A. 6 B. 7 C. 8 D. 9
Trong các cặp chất sau đây:
(a) C6H5ONa và NaOH;
(b) C2H5NH2 và C6H5NH3Cl;
(c) C6H5OH và C2H5OH;
(d) C6H5OH và NaHCO3;
(e) CH3NH3Cl và C6H5NH2;
Số cặp chất cùng tồn tại trong dung dịch là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Nhúng thanh Mg vào dung dịch chứa NaHSO4, HNO3 (0,08 mol) và Cu(NO3)2, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X (chứa 0,04 mol NH4+) và 4,032 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và H2, đồng thời khối lượng thanh Mg giảm 8,16 gam so với ban đầu (xem toàn bộ Cu sinh ra bám vào thanh Mg). Cô cạn dung dịch X thu được muối khan là
A. 126,28 gam B. 104,64 gam C. 115,52 gam D. 109,68 gam
Hòa tan hết 11,1 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe trong 200 gam dung dịch H2SO4 19,6% (loãng) thu được dung dịch B và 6,72 lít H2 (đktc). Thêm từ từ 420 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch B, sau phản ứng lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn khan.
a. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp A và tính giá trị của m.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến