Hợp chất hữu cơ X (C5H11O2N) tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được muối natri của α-amino axit và ancol. Số công thức cấu tạo của X là
A. 6. B. 2. C. 5. D. 3.
X + NaOH —> Muối của a-amino axit + Ancol
X là:
NH2-CH2-COO-CH2-CH2-CH3
NH2-CH2-COO-CH(CH3)2
CH3-CH(NH2)-COO-CH2-CH3
CH3-CH2-CH(NH2)-COO-CH3
(CH3)2C(NH2)-COO-CH3
Một amino axit X chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH, trong đó oxi chiếm 35,955% khối lượng. Lấy 26,7 gam X cho tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam rắn khan?
A. 37,30 gam. B. 33,30 gam.
C. 44,40 gam. D. 36,45 gam.
Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Trong các chất: phenol, etyl axetat, lysin, saccarozơ. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH, đun nóng là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
T là hợp chất hữu cơ chỉ chứa một loại nhóm chức, có công thức phân tử C6H10O4. T tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được một ancol X và chất Y có công thức C2H3O2Na. Chất X là
A. ancol etylic. B. ancol butylic.
C. etylen glicol. D. propan-1,2-điol.
Cho 0,25 mol lysin vào 400 ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với a mol HCl. Giá trị của a là
A. 0,9. B. 0,5. C. 0,15. D. 0,65.
Cho các sơ đồ phản ứng sau: X + 3NaOH → X1 + X2 + X3 + H2O X1 + 2NaOH (rắn) → CH4 + 2Na2CO3 X2 + HCl → Phenol + NaCl X3 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag. Công thức phân tử của X là
A. C11H12O5. B. C10H12O4.
C. C10H8O4. D. C11H10O4.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm CH3COOC2H3, C2H5COOCH3 và (CH3COO)3C3H5 cần 17,808 lít O2 (đktc) thu được 30,36 gam CO2 và 10,26 gam H2O. Lượng X trên phản ứng tối đa với bao nhiêu mol NaOH?
A. 0,18. B. 0,16. C. 0,12. D. 0,2.
Cho các phát biểu sau: (a) Đốt cháy hoàn toàn triolein, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O (b) Glucozơ bị thủy phân khi có xúc tác axit hoặc enzim. (c) Thủy phân vinyl fomat, thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc. (d) Hợp chất CH3COONH3CH3 là este của aminoaxit. (e) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: valin, metylamin, axit glutamic. (g) Phenylamin tan ít trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch NaOH Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Cho các phát biểu sau: (a) Trong dung dịch, glyxin tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực (b) Ở điều kiện thường, etylamin là chất khí, tan nhiều trong nước (c) Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc (d) Có hai chất hữu cơ đơn chức, mạch hở có cùng công thức C3H6O2 (e) Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ. (g) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Nung butan trong bình kín có chất xúc tác thích hợp sau một thời gian, người ta thu được hỗn hợp X chứa tất cả các hidrocacbon từ 1C đến 4C và H2. Nếu cho toàn bộ X đi qua dung dịch Br2 dư thì thấy có 44,8 gam Br2 phản ứng. Mặt khác, khi đốt cháy toàn bộ X rồi cho sản phẩm cháy qua bình Ba(OH)2 dư thì thấy khối lượng dung dịch giảm 83,52 gam. Tỉ khối hơi của hỗn hợp X so với H2 có giá trị gần nhất với
A. 15. B. 11. C. 13. D. 10.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến