Cho 1 lá đồng có khối lượng là 6 gam vào dung dịch AgNO3. Phản ứng xong, đem lá kim loại rửa nhẹ, làm khô cân được 13,6 gam. Tính khối lượng đồng đã phản ứng?
Cu + 2AgNO3 —> Cu(NO3)2 + 2Ag
x……………………………………….2x
—> 6 – 64x + 108.2x = 13,6
—> x = 0,05
—> mCu phản ứng = 3,2 gam
Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm Fe và một kim loại M có hoá trị không đổi, chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với HCl dư thu được 2,128 lit khí (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 1,792 lit NO duy nhất (đktc). Kim loại M và %M trong hỗn hợp là:
A. Al với 53,68%. B. Cu với 25,87%.
C. Zn với 48,12%. D. Al với 22,44%.
Cho 61,65 gam kim loại M (hóa trị II, không đổi) vào cốc chứa 500ml dung dịch CuCl2 0,6M. Sau một thời gian phản ứng, tách bỏ nhanh phần dung dịch trong ống nghiệm thì thu được 51,9 gam chất rắn X và dung dịch Y chỉ chứa chất tan là muối. Cho rắn X tan hết trong trong dung dịch HCl 14,6% (dư 10% so với lượng ban đầu) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Z có khối lượng tăng 51,5 gam so với dung dịch axit ban đầu. Xác định kim loại M và tính nồng độ phần trăm của các chất tan trong dung dịch Z.
Cho 0,3 mol Magie vào 100 ml dung dịch hỗn hợp chứa Fe(NO3)3 2M và Cu(NO3)2 1M, sau khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn, khối lượng kim loại thu được là
A. 12 gam. B. 11,2 gam.
C. 13,87 gam. D. 16,6 gam.
Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí M gồm ankin X và hiđrocacbon Y cần dùng 2,25 lít khí O2, thu được 1,5 lít khí CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Y tác dụng tối đa với AgNO3/NH3 theo tỉ lệ 1 : 2.
B. Nung X ở nhiệt độ 1500°C có thể thu được Y.
C. Trong phòng thí nghiệm, Y được điều chế bằng cách cho CaC2 tác dụng với nước.
D. Clo hóa Y theo tỉ lệ mol 1 : 3 (có ánh sáng) có thể thu được clorofom.
Cho m gam Al vào 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 0,3M sau khi phản ứng kết thúc thu được 5,16 gam chất rắn . Giá trị của m là:
A. 0,24. B. 0,48.
C. 0,81. D. 0,96.
Đun m gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ (trong đó số mol saccarozơ gấp 2 lần số mol glucozơ) với dung dịch H2SO4 loãng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 64,80 gam Ag. Giá trị của m là
A. 56,05 B. 90,15. C. 51,84. D. 52,17.
Trộn 0,54 gam bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Thể tích (đktc) khí NO và NO2 lần lượt là:
A. 0,224 lít và 0,672 lít. B. 0,672 lít và 0,224 lít.
C. 2,24 lít và 6,72 lít. D. 6,72 lít và 2,24 lít.
Cho 39,6 gam hỗn hợp hai chất hữu cơ mạch hở có cùng công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch X chứa hỗn hợp muối có khối lượng tăng so với hỗn hợp ban đầu là 3,6 gam và m gam ancol Y. Đun Y với dung dịch H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được chất hữu cơ Z, có tỉ khối hơi so với Y bằng 0,7. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 18,0. B. 9,0. C. 4,5. D. 10,0.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,02 mol FeS2 và 0,03 mol FeS vào lượng dư H2SO4 đặc nóng thu được Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Hấp thụ hết SO2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch KMnO4 thu được dung dịch Y không màu, trong suốt, có pH = 2. Tính số lít của dung dịch (Y)
A. Vdd(Y) = 57 lít B. Vdd (Y) = 22,8 lít.
C. Vdd(Y) = 2,27 lít. D. Vdd(Y) = 28,5 lít.
Cho các phát biểu sau: (1) Muối natri phenolat phản ứng với dung dịch HCl thu được phenol. (2) Oxi hóa ancol CH3CH(OH)CH3 bằng CuO, to không tạo ra anđehit. (3) Dung dịch etylen glicol có khả năng hòa tan Cu(OH)2. (4) Phenol là một axit yếu, có khả năng làm đổi màu quỳ tím. (5) Danh pháp thay thế của C2H5OH là ancol etylic. Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến