Cho m gam Al vào 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 0,3M sau khi phản ứng kết thúc thu được 5,16 gam chất rắn . Giá trị của m là:
A. 0,24. B. 0,48.
C. 0,81. D. 0,96.
nCu(NO3)2 = 0,05 và nAgNO3 = 0,03
Dễ thấy 0,03.108 < 5,16 < 0,03.108 + 0,05.64 nên Ag+ phản ứng hết, Cu2+ phản ứng một phần.
Al + 3AgNO3 —> Al(NO3)3 + 3Ag
0,01…..0,03……………………….0,03
—> nCu = (5,16 – 0,03.108)/64 = 0,03
2Al + 3Cu(NO3)2 —> 2Al(NO3)3 + 3Cu
0,02………………………………………..0,03
—> nAl tổng = 0,03
—> mAl = 0,81 gam
Trộn 0,54 gam bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Thể tích (đktc) khí NO và NO2 lần lượt là:
A. 0,224 lít và 0,672 lít. B. 0,672 lít và 0,224 lít.
C. 2,24 lít và 6,72 lít. D. 6,72 lít và 2,24 lít.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,02 mol FeS2 và 0,03 mol FeS vào lượng dư H2SO4 đặc nóng thu được Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Hấp thụ hết SO2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch KMnO4 thu được dung dịch Y không màu, trong suốt, có pH = 2. Tính số lít của dung dịch (Y)
A. Vdd(Y) = 57 lít B. Vdd (Y) = 22,8 lít.
C. Vdd(Y) = 2,27 lít. D. Vdd(Y) = 28,5 lít.
Đốt cháy x mol Fe bởi oxi thu được 5,04 gam hỗn hợp (A) gồm các oxit sắt. Hòa tan hoàn toàn (A) trong dung dịch HNO3 thu được 0,035 mol hỗn hợp (Y) gồm NO và NO2. Tỷ khối hơi của Y đối với H2 là 19. Tính x
A. 0,06 mol. B. 0,065 mol.
C. 0,07 mol. D. 0,075 mol.
Hòa tan hoàn y gam một oxit sắt bằng H2SO4 đặc nóng thấy thoát ra khí SO2 duy nhất. Trong thí nghiệm khác, sau khi khử hoàn toàn cũng y gam oxit đó bằng CO ở nhiệt độ cao rồi hoà tan lượng sắt tạo thành bằng H2SO4 đặc nóng thì thu được khí SO2 gấp 9 lần lượng khí SO2 ở thí nghiệm trên. Công thức của oxit sắt là?
A. FeO. B. Fe2O3
C. Fe3O4. D. FeCO3.
Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí Z và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn Z và G cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,8. B. 3,36.
C. 3,08. D. 4,48.
Este X được tạo ra từ ancol no và axit no. Khi đốt cháy 1 mol X cho 3 mol CO2. Có bao nhiêu este thoả mãn?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Cho 20,2 gam hỗn hợp Al và một oxit của một kim loại kiềm vào nước dư, thấy khối lượng dung dịch tăng 14,2 gam. Cho 650ml HCl 1M vào dung dịch sau phản ứng thấy có có 3,9 gam kết tủa. Công thức của kim loại kiềm là:
A. K2O B. Na2O C. Li2O D. Rb2O
Cho A là hỗn hợp của 2 oxit kim loại. Cho CO dư đi qua 3,165 gam A nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp chất rắn A1 và hỗn hợp khí A2. Dẫn khí A2 qua dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 2,955 gam tủa màu trắng. Cho A1 phản ứng hết với dung dịch H2SO4 10% (loãng), sau phản ứng có 0,252 lít khí thoát ra và thu được dung dịch A3 chỉ chứa một chất tan có nồng độ a% và 3,495 gam một chất rắn. Cho dung dịch A3 tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được kết tủa màu trắng xanh dần dần chuyển sang màu đỏ. a) Xác định các chất trong A. b) Tính A và phần trăm khối lượng các chất trong A.
Hỗn hợp X gồm hai peptit (được tạo bởi Gly, Ala, Val), metylamin và axit glutamic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X (trong đó số mol của metylamin và axit glutamic bằng nhau) thu được 0,25 mol CO2; 0,045 mol N2 và 0,265 mol H2O. Giá trị m gần nhất với
A. 7,42. B. 7,18. C. 7,38. D. 7,14.
Hòa tan hết m gam hỗn hợp rắn A gồm Mg, MgCO3, Fe, Fe(NO3)2 (trong A oxi chiếm 25% về khối lượng) vào dung dịch chứa 0,92 mol HCl và 0,07 mol KNO3, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch X chứa 51,23 gam chất tan và thấy thoát ra 7,392 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, NO, H2, NO2 có tỉ khối so với H2 bằng 371/33 (trong Y có chứa 0,15 mol H2). Biết khi nhúng thanh Mg dư vào dung dịch X thấy khối lượng thanh Mg tăng 5,56 gam và thoát ra 0,224 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng đơn chất Fe trong hỗn hợp rắn A gần nhất với?
A. 35,50% B. 36,00% C. 36,50% D. 37,00%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến