Tyrosin có công thức p-HO-C6H4-CH2-CH(NH2)-COOH. Cho 0,1 mol Tyrosin tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hợp chất hữu cơ B. Lượng HCl cần dùng để phản ứng với B là:
A. 0,2 mol B. 0,4 mol C. 0,1 mol D. 0,3 mol
HO-C6H4-CH2-CH(NH2)-COOH + 2NaOH —> NaO-C6H4-CH2-CH(NH2)-COONa + 2H2O
—> nB = nTyrosin = 0,1 mol
NaO-C6H4-CH2-CH(NH2)-COONa + 3HCl —> HO-C6H4-CH2-CH(NH3Cl)-COOH + 2NaCl
—> nHCl = 3nB = 0,3 mol
Cho m gam hỗn hợp E gồm Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, Fe(OH)2 vào dung dịch HCl dư thu được 10,752 lít NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch G chỉ chứa 2 chất tan. Cô cạn dung dịch G thu được 253,5 gam muối khan. Phần trăm khối lượng Fe(NO3)3 trong E là
A. 17,7% B. 18,8% C. 16,6% D. 19,9%
Cho 27,15 gam tyrosin tác dụng với 225 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với 600 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Tổng khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là
A. 40,9125 gam B. 49,9125 gam
C. 52,6125 gam D. 46,9125 gam
Điện phân 100 ml dung dịch A chứa hỗn hợp H2SO4 0,1M và CuSO4 0,05M thu được 0,016 gam Cu. Biết hiệu suất điện phân là 80%. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Tính pH của dung dịch sau điện phân
A. 0,699 B. 0,868 C. 0,688 D. 0,969
Cho 17,5 gam hỗn hợp A gồm 2 muối amoni cacbonat và amoni hidrocacbonat tác dụng hết với dung dịch NaOH đun nóng, thu được 6,72 lít khí B (đktc).
a. Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp A
b. Dẫn toàn bộ khí B vào 100 ml dung dịch AlCl3 1M. Tính khối lượng kết tủa tạo ra.
Cho 80 gam CuSO4.5H2O vào 400 ml dung dịch HCl xM thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ tới khi ở anot thoát ra 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí thì dừng điện phân. Nhúng thanh Mg vào dung dịch sau điện phân đến các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lấy thanh Mg ra lau khô cẩn thận thấy khối lượng không đổi. Giá trị của x là
A. 0,50M B. 0,40M C. 1,0M D. 0,80M
X là hỗn hợp các tripeptit, tetrapeptit, pentapeptit chứa glyxin, alanin, valin, tyrosin. Trong X, tỷ lệ mO : mN = 232 : 133. Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lội qua 706 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thì thấy khối lượng dung dịch giảm 9,952 gam và 2,5536 lít 1 khí trơ thoát ra (đktc). Mặt khác, khi cho m gam X vào 800 ml dung dịch KOH 1M đun nóng đến khi phản ứng hoàn toàn. Biết KOH dư 10% so với lượng đem dùng, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng chất rắn khan tạo thành gần nhất với
A. 92. B. 88. C. 97. D. 99.
Hỗn hợp X gồm 1 ancol no, đơn chức, mạch hở; hai axit cacboxylic (đơn chức, mạch hở, cùng dãy đồng đẳng) và các este được tạo từ ancol và axit trên. Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol X thì cần 16,8672 lít khí O2 thu được 14,8288 lít CO2 và 10,836 gam H2O. Mặt khác khi cho 39,67 gam X vào 300 ml dung dịch KOH 1,6M đun nóng đến khi kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch sau phản ứng th thu được m gam chất rắn khan. Biết các khí đều đo ở đktc và số mol ancol gấp 2 lần tổng số mol các este. Giá trị của m gần nhất với
A. 50. B. 42. C. 36. D. 48.
Cần trộn lẫn dung dịch NH3 1M với dung dịch H2SO4 1M theo tỷ lệ về thể tích như thế nào để tạo ra dung dịch muối trung hoà.
Cho m gam hỗn hợp X gồm MgO, Fe3O4, Zn (oxi chiếm 22,51% khối lượng) tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, tối đa. Sau phản ứng thu được 0,896 lít khí NO (đktc). Nhỏ dung dịch NaOH đến dư thì thấy có 0,89 mol NaOH phản ứng thu được (m – 0,84) gam kết tủa T và thấy thoát ra 0,224 lít khí có mùi khai (đktc). Số mol HNO3 phản ứng là?
A. 0,78 B. 0,77 C. 0,76 D. 0,74
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến