Cho 5 dung dịch sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, HCl, H2SO4. Nếu chọn một thuốc thử để nhận biết thì thuốc thử đó sẽ là:
Dùng BaCl2:
+ Không kết tủa: NaCl, HCl (1)
+ Ba ống có kết tủa: Na2CO3, Na2SO4, H2SO4 (2)
Lần lượt lấy dung dịch (1) cho vào các ống ở (2) đến khi có khí thì ống ở (1) là HCl, ống ở (2) là Na2CO3. Từ đó nhận ra ống còn lại ở (1) là NaCl.
Lấy Na2CO3 vừa nhận ra cho vào 2 dung dịch còn lại, có khí là H2SO4, không có khí là Na2SO4.
Dùng Ba(OH)2 tương tự như trên.
Lựa chọn khác: Dùng Ba(HCO3)2.
Hỗn hợp X gồm axit cacboxylic đơn chức Y và este đơn chức Z. Đun nóng hỗn hợp X với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được a gam một ancol T và 24,4 gam hỗn hợp rắn khan E gồm 2 chất có số mol bằng nhau. Cho a gam T tác dụng với Na dư thoát ra 0,56 lít khí (ở đktc). Trộn đều 24,4 gam E với CaO, sau đó nung nóng hỗn hợp, thu được m gam khí G. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 3,2 B. 6,4 C. 0,8 D. 1,6
Trung hòa dung dịch HCl 21,9% bằng dung dịch NaOH 30%. Dung dịch muối có nồng độ phần trăm là bao nhiêu?
Hỗn hợp khí M gồm 3 hidrocacbon mạch hở X, Y, Z trong đó Y, Z thuộc cùng dãy đồng đẳng. Cho 0,035 mol M lội qua bình đựng dung dịch brom dư thì khối luợng của bình tăng 0,56 gam và có 0,01 mol brom phản ứng. Hỗn hợp khí không bị hấp thụ đem đốt cháy hoàn toàn cần dùng vừa đủ 0,7 mol không khí (chứa 20% oxi), hấp thụ hết sản phẩm cháy vào nuớc vôi trong dư, xuất hiện 0,085 mol kết tủa đồng thời khối lượng bình tăng a gam. Công thức phân tử của X và giá trị của a lần lượt là
A. C3H6 và 2,78. B. C3H6 và 5,72.
C. C4H8 và 5,72. D. C4H8 và 2,78.
Trên bao bì một loại phân bón NPK có ký hiệu bằng chữ số 15. 11. 12. Hãy cho biết ý nghĩa của ký hiệu trên và tính thành phần phần trăm theo khối lượng N, P, K trong loại phân bón trên.
Hỗn hợp bột X gồm Mg và Cu. Cho a gam X vào 120 ml dung dịch HCl 1 M phản ứng xong lọc tách được p gam chất rắn không tan. Cho a gam X vào 400 ml dung dịch HNO3, phản ứng xong làm tạo thành dung dịch D, thoát ra 3,136 lit khí NO duy nhất (ở đktc) và còn 2,56 gam chất không tan Y. Cô cạn dung dịch D, được q gam muối khan. Nung muối này đến khối lượng không đổi được p/3,1 gam chất rắn.
1. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 đã dùng.
2. Tính p và a.
3. Nếu cho rất từ từ 250 ml dung dịch NH3 2M vào D, được m gam kết tủa. Tính khoảng xác định giá trị của m.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2; (2) Cho Ba vào lượng dư dung dịch CuSO4; (3) Điện phân Al2O3 nóng chảy; (4) Đốt cháy Ag2S trong khí oxi dư. (5) Cho dung dịch NaI vào dung dịch FeCl3. Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp tạo ra đơn chất là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Dung dịch X chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3- và Cl-, trong đó số mol của ion Cl- là 0,1. Cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được 3 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 9,21. B. 9,26. C. 8,79. D. 7,47.
Hòa tan hỗn hợp gồm FeO, CuO có khối lượng là 23,2 gam vào 200 gam dung dịch HCl vừa đủ, biết nFeO : nCuO = 1 : 2
a) Tính C% dung dịch HCl.
b) Tính C% dung dịch thu được.
c) Cho dung dịch NaOH 8% vào dung dịch thu được. Tính khối lượng chất kết tủa.
d) Nung chất kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được a gam chất rắn, tính khối lượng a.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến