Hòa tan hết 14,58 gam hỗn hợp Zn và Mg vào 500 ml dung dịch HCl 0,8M và H2SO4 0,4M thu được dung dịch Y và 6,72 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 38,38 B. 39,38 C. 40,88 D. 41,88
nHCl = 0,4 và nH2SO4 = 0,2 —> nH+ = 0,8
nH2 = 0,3 —> nH+ phản ứng = 0,6
—> nH+ dư = 0,2
Khi cô cạn thì HCl dễ bay hơi nên H+ dư sẽ bay hơi cùng Cl-. Phần muối còn cation kim loại (14,58 gam), Cl- (0,4 – 0,2 = 0,2) và SO42- (0,2)
—> m muối = 40,88 gam
X, Y là hai ancol no, đơn chức, mạch hở (MX < MY), Z là axit cacbonxylic no, hai chức, mach hở, T là este mạch hở tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T bằng 7,84 lít oxi vừa đủ thu được hỗn hợp CO2 và hơi nước có số mol bằng nhau. Lấy 7,4 gam E cho tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp ancol. Chia hỗn hợp ancol này thành hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với Na dư thu được 448ml H2 (đktc). Phần 2 oxi hóa bởi CuO nung nóng (H = 100%) thu được hỗn hợp hai anđehit. Cho hỗn hợp anđehit này tráng gương hoàn toàn thu được 11,88 gam Ag. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần nhất với
A. 16 B. 12 C. 19 D. 24
Cho 8,0 gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe tác dụng hết với 200 ml dung dịch CuSO4 đến khi phản ứng kết thúc, thu được 12,4 gam chất rắn B và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc và nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 8 gam hỗn hợp gồm 2 oxit. Cho toàn bộ chất rắn B vào dung dịch HNO3 dư thì thể tích NO (đktc) thoát ra là:
A. 1,12 lít. B. 3,36 lít. C. 4,46 lít. D. 6,72 lít.
X là chất hữu cơ không tác dụng với Na. Thủy phân X trong dung dịch NaOH chỉ tạo ra một muối của a-amino axit (mạch cacbon không phân nhánh, chứa 1 nhóm amino và 2 nhóm cacboxyl) và một ancol no đơn chức. Thủy phân hoàn toàn một lượng chất X trong 100 ml NaOH 1M rồi cô cạn, thu được 1,84 gam một ancol Y và 6,22 gam chất rắn khan Z. Đun nóng 1,84 gam ancol Y với H2SO4 đặc ở 170°C thu được 0,672 lít (đktc) một olefin với hiệu suất phản ứng là 75%. Cho toàn bộ chất rắn Z tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn thì thu được chất rắn khan R. Quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng. Khối lượng của chất rắn R là
A. 9,52 gam. B. 7,77 gam. C. 6,01 gam. D. 3,67 gam.
X, Y là hai este no, 2 chức mạch hở; Z, T là hai peptit mạch hở đều được tạo bởi từ glyxin và alanin (T nhiều hơn Z một liên kết peptit). Đun đun nóng 31,66 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp chứa 3 muối và 5,4 gam hỗn hợp chứa 2 ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy toàn bộ muối cần dùng 0,925 mol O2, thu được Na2CO3; N2 và 43,16 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của Z có trong hỗn hợp E là.
A. 65,70% B. 49,27% C. 51,93% D. 69,23%
Cho 11,3 gam hỗn hợp Mg và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 2M dư thì thu được 6,72 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thu được khối lượng muối khan là
A. 25,7 gam. B. 26,0 gam. C. 40,1 gam. D. 40,7 gam.
Hỗn hợp A chứa x mol amin no đơn chức mạch hở X, 0,03 mol ancol anlylic, 0,04 mol ankan Y, 0,05 mol ankin Z và 0,06 mol anken M. Đốt cháy hoàn toàn A thu được 25,52 gam CO2, 224 ml N2 (đktc) và m gam H2O. Giá trị m gần nhất với
A. 10,3 B. 9,2 C. 11,7 D. 12,8
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 vào 63 gam dung dịch HNO3 thì thu được 0,336 lít khí NO (đktc, duy nhất). Cho dung dịch sau phản ứng tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M thu được kết tủa lớn nhất. Lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 8,0 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của dung dịch HNO3 là
A. 30,0% B. 63,0% C. 53,5% D. 46,5%
Chia 20,1 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, C2H5OH, CH3COOC2H5 làm 3 phần
Phần 1: tác dụng với Na dư thu được 0,448 lít H2 đktc
Phần 2: tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch NaOH 0,2M đun nóng
Phần 3: (phần 3 và phần 2 có khối lượng bằng nhau) tác dụng với NaHCO3 dư thì có 1,344 lít khí bay ra. Khối lượng C2H5OH trong phần 1 có giá trị gần nhất với
A. 0,48 B. 0,67 C. 0,55 D. 0,74
Chia 0,06 mol hỗn hợp A gồm ancol đơn chức X, Y (MX < MY) mạch hở, no hoặc không no (chứa 1 liên kết đôi) thành 2 phần bằng nhau: Phần 1: Đem oxi hóa bởi CuO có nung nóng thu được sản phẩm, lấy sản phẩm phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 10,8 gam Ag. Phần 2: Cho vào bình kín dung tích 5 lít sau đó bơm O2 vào. Nung nhiệt độ bình đến 136,5°C để ancol bay hơi hết, thì áp suất trong bình lúc này là 0,8736 atm. Bật tia lửa điển để đốt cháy hết ancol (sau phản ứng O2 vẫn còn dư) rồi đưa nhiệt độ bình về 0°C thì áp suất trong bình lúc này là 0,3136 atm (áp suất hơi nước không đáng kể). Vậy Y có tối đa bao nhiêu đồng phân thỏa mãn tính chất trên
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến