Lòng biết ơn luôn là truyền thống quý báu của dân tộc ta và được ông cha răn dạy trong câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Qủa thứ ngon nhất của cây, kết tinh của cả một quá trình vận chuyển, nuôi dưỡng trong cây, đồng thời cũng là thành quả cuối cùng sau một thời gian lao động vất vả, chăm sóc mà người trồng cây có được. Mượn hình ảnh đó, câu tục ngữ nhắc nhở mỗi người rằng: Khi được hưởng những hoa thơm quả ngọt, những thành quả lao động thì phải nhớ tói công lao chăm bón của người làm ra đó. Từ đó, ông cha ta đã đúc rút ra một bài học đạo lý về lòng biết ơn vô cùng sâu sắc. Đó là luôn phải nhớ ơn thế hệ đi trước và những người đã vất vả làm ra thành quả để ta có được một cuộc sống đầy đủ như ngày hôm nay, biết ơn công lao của họ. Bởi lẽ những người đi trước, họ đã phải rất vất vả để làm ra những thứ quả ngọt, vì vậy ta cần phải trân trọng và biết ơn công sức ấy. Biết ơn cũng là biểu hiện của 1 người có nhân cách, có đạo đưc, biết sống trước sau. Câu tục ngữ với ý nghĩa mà nó mang lại vẫn còn nguyên giá trị với thời gian.