Cho 3,36 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,5M và Cu(NO3)2 0,2M, khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A và dung dịch B.
a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính khối lượng chất rắn A và Cm các muối trong dung dịch B?
nFe = 0,06
nAgNO3 = 0,1
nCu(NO3)2 = 0,04
Fe + 2AgNO3 —> Fe(NO3)2 + 2Ag
0,06…….0,1
0,05…….0,1………………0,05………0,1
0,01…….0
Fe + Cu(NO3)2 —> Fe(NO3)2 + Cu
0,01…..0,04
0,01…..0,01…………………0,01……..0,01
0………0,03
mA = mAg + mCu = 11,44
CM Fe(NO3)2 = 0,06/0,2 = 0,3M
Cm Cu(NO3)2 dư = 0,03/0,2 = 0,15M
Xà phòng hóa hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ X (chứa C, H, O) cần vừa đủ 300ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 24,6 gam muối khan. Xác định công thức phân tử của X
A. (HCOO)3C3H5 B. (CH3COO)3C3H5
C. C3H5(COOCH3)3 D. (CH3COO)2C2H4
Cho các nhận định sau: (1) Cho nhúm bông vào dung dịch H2SO4 70%, đun nóng thu được dung dịch đồng nhất; (2) Cho ancol etylic vào dung dịch anilin, thu được dung dịch phân lớp; (3) Axit glutamic là hợp chất hữu cơ tạp chức; (4) Monome là các phân tử tạo nên từng mắt xích của polime. Số nhận định đúng là.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Hoà tan m gam Fe tác dụng với 1 lượng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch X chứa 2 muối có cùng nồng độ phần trăm và V lít SO2 (đktc). Thổi khí Cl2 dư vào dung dịch X sau đó cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 67,9 gam muối khan. Giá trị của V là
A. 9,5872 B. 9,6096 C. 9,5648 D. 9,6544
Hỗn hợp khí E gồm một amin bậc III no, đơn chức, mạch hở và hai ankin X, Y (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp E cần dùng 11,2 lít O2 (đktc), thu được hỗn hợp F gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng dung dịch KOH đặc, dư đến phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng bình bazơ nặng thêm 20,8 gam. Số cặp công thức cấu tạo ankin X, Y thỏa mãn là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Cho 6,72 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 phản ứng hết với 500 mL dung dịch HNO3 a (M) loãng dư thu được 0,448 lít khí NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa 8,4 gam Fe. Giá trị của a gần nhất với
A. 1,50. B. 0,88. C. 1,00. D. 0,58.
X, Y là hai este thuần chức, đều mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 63,48 gam hỗn hợp A chứa X, Y cần dùng vừa đủ 51,744 lít O2 (đktc). Mặt khác đun nóng 63,48 gam A với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần rắn có khối lượng m gam và phần hơi chứa hỗn hợp 2 ancol đơn chức, đồng đẳng kế tiếp (không chứa chất hữu cơ khác). Đem đốt hết phần rắn thu được 61,056 gam Na2CO3; 1,728 gam H2O; CO2. Giá trị của m là:
A. 83,52 gam. B. 78,24 gam. C.74,16 gam. D. 76,32 gam.
Cho các cặp chất sau: (1). Khí Br2 và khí O2. (5) Si và dung dịch NaOH loãng (2). Khí H2S và dung dịch FeCl3. (6). Dung dịch KMnO4 và khí SO2. (3). Khí H2S và dung dịch Pb(NO3)2. (7). Hg và S. (4). CuS và dung dịch HCl. (8). Khí Cl2 và dung dịch NaOH. Số cặp chất xảy ra phản ứng hóa học ở nhiệt độ thường là
A. 8. B. 5. C. 7. D. 6
Một hỗn hợp X gồm Al và Fe có khối lượng 1,94 gam Cho X vào 0,5 lít vào dung dịch A chứa AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn được chất rắn B và dung dịch C chứa 3 muối. Cho NaOH loãng, dư vào C lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,6 gam chất rắn D. Tính khối lượng B và phần trăm khối lượng của X.
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, NaOH và Na2CO3 trong dung dịch axít H2SO4 40% (vừa đủ) thu được 8,96 lít hỗn hợp khí (ở đktc) có tỷ khối đối với H2 bằng 16,75 và dung dịch Y có nồng độ 51,449%. Cô cạn Y thu được 170,4 gam muối. Giá trị của m là
A. 50,2. B. 50,4. C. 50,6. D. 50,8.
Cho hỗn hợp gồm 1,68 gam Fe và 2,88 gam Cu vào 400 mL dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,75M và NaNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V (mL) dung dịch NaOH 1,0M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là
A. 540. B. 360. C. 240. D. 420.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến