Cho một miếng sắt nặng 100 gam phản ứng với 200 ml dung dịch CuSO4, sau phản ứng hoàn toàn lấy miếng sắt ra, rửa nhẹ, làm khô, cân lại thấy có khối lượng 100,8 gam. Tính: Khối lượng Fe phản ứng và khối lượng Cu sinh ra?
Fe + CuSO4 —> FeSO4 + Cu
x……….x…………….x……….x
—> 100 – 56x + 64x = 100,8
—> x = 0,1
mFe phản ứng = 5,6 gam
mCu = 6,4 gam
Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp A gồm một đipeptit X và một tetrapeptit Y đều cấu tạo từ một amino axit no, mạch hở Z, có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH, bằng O2 vừa đủ thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 122,2 gam và 11,2 lít N2 (đktc). Khối lượng của Y trong A là:
A. 30,2 B. 35,8 C. 41,4 D. 24,6
Thủy phân hoàn toàn 1 peptit X cần vừa đủ 500 ml dung dịch HCl 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan Y (chỉ chứa muối của aminoaxit thuộc dãy đồng đẳng của glyxin). Biết khối lượng X và Y hơn kém nhau 25,45 gam. Số liên kết peptit trong X là
A. 3 B. 4 C. 6 D. 5
Hòa tan hoàn toàn m1 gam kim loại kiềm A vào nước được dung dịch X và V1 lít khí bay ra. Cho V2 lít khí CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch X được dung dịch chứa m2 gam chất tan. Cho dung dịch Y tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra V3 lít khí. Các thể tích đo được ở điều kiện tiêu chuẩn.
a. Cho V2 = V3. Hãy biện luận thành phần chất tan trong dung dịch Y theo V1 và V2
b. Cho V2 = 5V1/3. Lập biểu thức tính m1 theo m2 và V1. Cho m2 = 4,42 gam V1 = 0,672 lít. Hãy tính m1 và nguyên tử khối của A
Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 trong 400 ml dung dịch HNO3 3M (dư) đun nóng, thu được dung dịch Y và khí NO (NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-). Cho dung dịch Y tác dụng hết với 650 ml dung dịch NaOH 2M được m gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 97 gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 42,8 B. 24,0 C. 32,1 D. 21,4
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho hỗn hợp gồm 2a mol Na và a mol Al vào lượng nước dư. (2) Cho a mol bột Cu vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3. (3) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol KHCO3. (4) Cho dung dịch chứa a mol BaCl2 vào dung dịch chứa a mol CuSO4. (5) Cho dung dịch chứa a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3. (6) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa a mol CuSO4. (7) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2:1) vào dung dịch HCl dư. Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2
Cho dung dịch X chứa 0,05 mol Al3+; 0,1 mol Mg2+; 0,1 mol NO3–; x mol Cl–; y mol Cu2+. – Nếu cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 43,05 gam kết tủa. – Nếu cho 450 mL dung dịch NaOH 1,0M vào dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được là (Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn)
A. 12,65 gam. B. 8,25 gam. C. 12,15 gam. D. 10,25 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến