Để trung hòa hết 200 gam dung dịch HX (X là một trong các halogen) nồng độ 14,6%. Người ta phải dùng 250 ml dung dịch NaOH 3,2M. Dung dịch axit trên là dung dịch
A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF.
nNaOH = 0,8
mHX = 200.14,6% = 29,2
NaOH + HX —> NaX + H2O
0,8……….0,8
—> M = X + 1 = 29,2/0,8
—> X = 35,5: Cl
Axit là HCl
Nung m gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3, sau một thời gian thu được 16,61 gam chất rắn Y gồm K2MnO4, KCl, MnO2 và KMnO4 dư, đồng thời tạo khí O2. Cho lượng O2 trên vào một bình kín chứa 1,4 gam cacbon, bật tia lửa điện cho cháy hết cacbon thu được 6,52 gam hỗn hợp khí T gồm O2, CO và CO2. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 21,7. B. 18,2. C. 22,3. D. 25,4.
Đốt cháy hoàn toàn 14,08 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong khí Cl2 (dư), thu được 36,8 gam muối. Nếu hòa tan hết 14,08 gam X trong dung dịch HCl loãng dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 3,584. B. 5,376. C. 1,792. D. 7,168.
Nung nóng 60,01 gam hỗn hợp X gồm KMnO4, KClO3 và MnO2, sau một thời gian thu được khí O2 và 48,81 gam chất rắn Y gồm K2MnO4, MnO2, KMnO4, KCl. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ dung dịch chứa 1,6 mol HCl, thu được 9,688 lít khí Cl2 (đktc). Phần trăm khối lượng KMnO4 bị nhiệt phân là
A. 70,83%. B. 75,00%. C. 77,08%. D. 72,92%.
Điện phân 100 gam dung dịch X chứa FeCl2 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 6948 giây thì dừng điện phân, thấy khối lượng catot tăng 4,48 gam; đồng thời thu được dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 7,65%. Nếu cho AgNO3 dư vào 100 gam dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Giá trị m là
A. 52,32 B. 48,87 C. 56,71 D. 54,56
Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Na và Ba vào dung dịch Al2(SO4)3 thu được 5,6 lít H2 (ở đktc); dung dịch X và 57,52 gam kết tủa. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 1,02 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng Na trong hỗn hợp kim loại là:
A. 7,744% B. 15,488% C. 12,460% D. 1,370%
Cho dãy các chất: Al2O3, Zn(OH)2, Na2O, CrO3, BaSO4, Cr(NO3)3. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 4 B. 3 C. 5 D. 6
Thực hiện các thí nghiệm sau. (1) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp. (2) Cho bột Al vào dung dịch NaOH (dư). (3) Cho dung dịch KI vào dung dịch chứa K2Cr2O7 và H2SO4. (4) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3. (5) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch FeCl3. (6) Cho bột Zn vào lượng dư dung dịch Cr2(SO4)3. Số thí nghiệm thu được đơn chất là
A. 6 B. 4 C. 5 D. 3
Cho các phát biểu sau: (a). Thuỷ phân hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở trong môi trường kiềm luôn thu được muối và ancol. (b). Dung dịch saccarozơ không tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch phức màu xanh lam. (c). Tinh bột và xenlulozơ thủy phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm cuối cùng là glucozơ. (d). Để phân biệt anilin và ancol etylic ta có thể dùng dung dịch brom. (e). Các peptit đều dễ bị thuỷ phân trong môi trường axit hoặc kiềm hoặc có mặt của men thích hợp. Số phát biểu đúng là
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến