Câu 1
a) Đoạn thơ nằm trong bài thơ "Viếng lăng Bác"
Tác giả của bài thơ là Viễn Phương
Nôi dung chính: Đoạn thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ nói riêng và của mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác- vị cha già dân tộc.
b)Nhà thơ Viễn Phương đem hình tượng so sánh đặt ra trước (đối tượng so sánh trong hai câu của bài “Viếng lăng Bác” là Bác Hồ) để nâng cao giá trị hình tượng so sánh. Mặt trời là biểu tượng cho chân lí, cho ánh sáng vĩnh cửu tất yếu của cuộc sống. Nhà thơ ví Bác như chân lí ấy, như ánh sáng vĩnh cửu ấy. Người đọc có thể bắt gặp một sự so sánh không gượng ép, gần như là hiển nhiên của nhà thơ. Qua đó, có thể hiểu được đối tượng mà tác giả so sánh. Biện pháp ẩn dụ được sử dụng đúng chỗ của Viễn Phương đã làm tăng giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ (đặc biệt là ẩn dụ).
Câu 2
Cha mẹ là những người đã có công rất lớn sinh thành ra mỗi chúng ta, chính vì vậy họ đã dành hết những tình yêu thương vô bờ bến của mình cho những đứa con của mình, tình cảm đó thật đáng được trân trọng và gìn giữ. Đúng như trong câu thơ này đã từng nói: “ Biển cho ta cá như lòng mẹ…. nuôi lớn đời ta tự buổi nào".Biển rộng mênh mông ngoài kia cũng đã đem lại cho chúng ta rất nhiều những lợi lộc, nó được đem ra so sánh như lòng mẹ, bởi lòng mẹ dành cho con cũng lớn như trời biển, rộng mênh mông, không có giới hạn, tình cảm đó chân thành da diết và đáng quý vô ngần, mỗi chúng ta cần phải cố gắng rèn luyện và phát triển bản thân, qua cách ứng xử và đền đáp công lao của cha mẹ. Biển cho chúng ta cá, nước… mẹ cho chúng ta rất nhiều những lời hay, ý đẹp, dạy chúng ta là những người con có ích cho xã hội. Tình cảm của mẹ là vô cùng to lớn, mỗi người chúng ta cần phải luôn yêu thương và có thái độ đúng đắn với người đã có công sinh chúng ta ra và nuôi nấng chúng ta mỗi ngày.