1. Cuộc sống của Bác nơi núi rừng Pác Bó ("thú lâm tuyền" của Bác)
1.1. Câu 1 (Khai/ Đề)
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang”
- Phép đối:
- Đối vế câu: sáng ra bờ suối/ tối vào hang
- Đối thời gian: sáng/ tối
- Đối hoạt động: ra/ vào
- Đối không gian: suối/ hang
- Giọng điệu: nhịp nhàng, từ tốn
→ Cuộc sống bí mật, nề nếp và ổn định trong một quãng thời gian rất dài.
Đằng sau nếp sống đều đặn ấy là phong thái ung dung, thanh thản, hòa hợp với thiên nhiên núi rừng Pác Bó. Với Bác Hồ, được sống giữa núi rừng, có suối, có hang, có thiên nhiên chính là được hưởng thụ, đây chính là thú lâm tuyền. Nhưng cuộc đời cách mạng chỉ cho phép Bác hưởng “thú lâm tuyền” trong hoàn cảnh gian khổ ở hang Pác Bó, nhưng Người vẫn thực sự hòa nhịp với điệu sống nơi suối rừng như một tiên ông, một ẩn sĩ, một khách lâm tuyền thực thụ.
1.2. Câu 2 (Thừa)
- Câu thứ hai nói về chuyện ăn uống:
“Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”
- Cháo bẹ, rau măng: chỉ những thức ăn đạm bạc
- “Vẫn sẵn sàng”: có hai cách hiểu:
+ Cháo bẹ rau măng luôn là những thứ sẵn có trong bữa ăn.
+ Tư tưởng luôn sẵn sàng.
- Nghệ thuật:
- Nhịp điệu 4/3 tạo nhịp điệu rõ ràng, dứt khoát.
- Giọng điệu thật thoải mái, phơi phới đã phác họa cuộc sống ung dung, tự tại, hòa điệu với rừng núi.
→ Hai câu thơ này gợi lên niềm vui thích, sảng khoái dù gian khổ, khó khăn với hoàn cảnh rất chân thật (ngủ hang tối, ăn cháo bẹ rau măng, bàn làm việc là phiến đá) nhưng không hề thiếu thốn mà thế là rất sang. Đây là những câu thơ có giọng khẩu khí, nói cho vui và có phần khoa trương.
2. Cái "sang" của cuộc đời cách mạng
Niềm vui lớn nhất của Bác Hồ trong bài thơ không nằm ở "thú lâm tuyền" giống như các ẩn sĩ xưa mà đó là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại, sau ba mươi năm xa nước được trở về sống giữa lòng đất nước. Đặc biệt, lúc này Bác còn vui vì Người tin rằng thời cơ giải phóng dân tộc đang đến gần. So với niềm vui lớn lao đó thì những khó khăn, gian khổ trong sinh hoạt không có gì là thiếu thốn.
2.1. Câu 3 (Chuyển)
- Hình tượng trung tâm của bài thơ là hình ảnh người chiến sĩ:
“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”
- Từ láy "chông chênh" là từ láy miêu tả duy nhất trong bài, có tính tạo hình và gợi cảm.
- Hình tượng "bàn đá chông chênh dịch sử Đảng", toát lên cái khỏe khoắn, mạnh mẽ, gân guốc, lại vừa có tầm vóc lớn lao, một tư thế uy nghi, lồng lộng như một tượng đài.
Câu thơ nói về công việc hằng ngày của Bác, Bác làm công việc dịch sử Đảng, Bác Hồ đang dịch lịch sử Liên Xô làm tài liệu để huấn luyện cán bộ, chính là xoay chuyển lịch sử Việt Nam.
2.2. Câu 4 (Hợp)
"Cuộc đời cách mạng thật là sang"
- Hiện thực cuộc đời cách mạng: bí mật, thiếu thốn, gian khổ.
- “Sang”: sang trọng, lịch sự
→ Chữ "sang" chính là nhãn tự của bài thơ, tỏa sáng tinh thần của toàn bài. Cuộc sống cách mạng trong khung cảnh thiên nhiên ấy thật là "sang". Chữ sang đã cho thấy:
- Niềm vui, niềm tự hào thực hiện lí tưởng của Bác.
- Phong thái ung dung, chủ động, lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của Người.
"Tức cảnh Pác Bó" là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.