Đốt cháy hoàn toàn 16,28 gam este X cần dùng 0,925 mol O2, thu được CO2 và 13,32 gam H2O. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
nH2O = 0,74
Bảo toàn khối lượng —> nCO2 = 0,74
nCO2 = nH2O nên X no, đơn chức, mạch hở.
X dạng CxH2xO2 (0,74/x mol)
—> mX = (14x + 32).0,74/x = 16,28
—> x = 4: C4H8O2
Các đồng phân este X:
HCOO-CH2-CH2-CH3
HCOO-CH(CH3)2
CH3-COO-CH2-CH3
CH3-CH2-COO-CH3
Hiđro hóa hoàn toàn a mol hợp chất hữu cơ X no, mạch hở cần dùng a mol H2 (xúc tác Ni, t°), thu được chất hữu cơ Y có công thức C2H6O2. Điều nhận định nào sau đây là đúng?
A. X tác dụng được với NaHCO3, thấy khí không màu thoát ra.
B. X là hợp chất hữu cơ tạp chức.
C. X là metyl fomat.
D. Đun nóng 1 mol X với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, tạo ra 4 mol Ag.
Lên men 27,0 gam glucozơ với hiệu suất phản ứng là a%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra hấp thụ hết vào nước vôi trong lấy dư, thu được 24,0 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 60%. B. 80%. C. 70%. D. 75%.
Hỗn hợp X gồm lysin và axit glutamic, trong đó tỉ lệ mN : mO = 7 : 20. Cho 8,8 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M vào Y, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 16,48. B. 15,36. C. 15,68. D. 16,11.
Xà phòng hóa 80,1 gam tristearin với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Giá trị m là
A. 95,22. B. 82,62. C. 86,94. D. 90,90.
Đun nóng 67,465 gam este của α-amino axit X (trong X chứa một nhóm NH2 và một nhóm COOH) với dung dịch NaOH vừa đủ, chưng chất dung dịch sau phản ứng thu được ancol Y có tỉ khối so với metan bằng 2. Cho Y qua bình đựng Na dư, thu được 7,336 lít khí H2 (đktc). Công thức của X là
A. H2NCH2COOH. B. CH3CH(NH2)COOH.
C. H2NCH2CH2COOH. D. (CH3)2CHCH(NH2)COOH.
Cho hỗn hợp A gồm FeS2 và FeCO3 tác dụng hết với dung dịch HNO3 63% (d = 1,44g/ml) thu được dung dịch C và hỗn hợp khí B gồm NO2 và CO2. Tỉ khối B đối với O2 bằng 1,425. Để phản ứng vừa hết các chất trong dung dịch C cần 540ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được 7,568 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn
Tính khối lượng từng chất trong A. Xác định thể tích dung dịch HNO3 đã dùng.
Cho 10,68 gam hỗn hợp X gồm hai amin no đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 17,98 gam muối. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp X là
A. 50,56%. B. 66,29%. C. 33,71%. D. 44,49%.
Đun nóng 4,63 gam hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở với dung dịch KOH (vừa đủ). Khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 8,19 gam muối khan của các amino axit đều có dạng H2NCmHnCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc), hấp thụ hết sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt 21,87 gam. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 35,0. B. 27,5. C. 31,5. D. 30,0.
Đun nóng 17,76 gam phenyl acrylat với dung dịch KOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị m là
A. 29,04. B. 27,36. C. 25,20. D. 31,2.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Na vào dung dịch FeCl3 dư. (b) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4. (c) Đun nóng nhẹ dung dịch Ca(HCO3)2 (d) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3. (e) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm vừa thu được chất khí vừa thu được chất kết tủa là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến