Khi thủy phân a gam một este X thu được 0,92 gam glixerol, 3,02 gam natri linoleat C17H31COONa và m gam natri oleat C17H33COONa. Tính giá trị của a, m. Viết công thức cấu tạo có thể có của X.
nC3H5(OH)3 = 0,01
nC17H31COONa = 0,01
Do nC3H5(OH)3 = nC17H31COONa nên X có 1 gốc C17H31COONa —> X có 2 gốc C17H33COONa.
—> X là (C17H33COO)2(C17H31COO)C3H5 (0,01)
mX = a = 882.0,01 = 8,82
nC17H33COONa = 0,02 —> m = 6,08
Hỗn hợp T gồm một axit cacboxylic X (CnH2n-2O2); một axit cacboxylic Y (CmH2m-2O4) và một este được tạo bởi glixerol với một axit cacboxylic đơn chức (đều mạch hở, trong mỗi phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 46,5 gam T cần dùng 1,335 mol O2, thu được CO2 và 19,26 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 46,5 gam T với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 55,52 gam muối khan. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp T là
A. 4,65%. B. 5,55%. C. 7,74%. D. 9,25%.
Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ mất nhãn:
a. Mêtan, axetilen, etylen
b. CO2, SO2, CH2=CH-CH3, CH≡C-CH3
Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon mạch hở. Hỗn hợp Y gồm metylamin và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,22 mol hỗn hợp T chứa m gam X và m gam Y cần dùng 0,88 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2, thu được 44,0 gam kết tủa; đồng thời dung dịch thu được có khối lượng giảm 7,84 gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 1,344 lít (đktc). Để làm no hoàn toàn m gam X cần dùng V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
A. 200. B. 160. C. 240. D. 180.
Cho các phát biểu sau: (1) Cr không tác dụng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. (2) CrO3 là oxit lưỡng tính. (3) Dung dịch hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 có tính oxi hóa mạnh. (4) Ở nhiệt độ cao, Cr tác dụng với dung dịch HCl và Cr tác dụng với Cl2 đều tạo thành CrCl2. (5) Cr(OH)3 vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH. (6) Crom là kim loại có tính khử yếu hơn sắt. Số phát biểu sai là
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
X, Y, Z là ba chất hữu cơ đơn chức và mạch hở có cùng công thức phân tử C3H6O2 và có các tính chất sau: + X, Y, Z đều phản ứng được với dung dịch NaOH. + X và Z đều không có khả năng tác dụng với kim loại Na. + Thủy phân X trong môi trường axit thu được chất hữu cơ T. Đun T với H2SO4 đặc ở 170°C thu được một anken duy nhất. Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. CH3COOCH3, C2H5COOH, HCOOC2H5.
B. HCOOC2H5, CH3COOCH3, C2H5COOH.
C. HCOOC2H5, C2H5COOH, CH3COOCH3.
D. C2H5COOH, HCOOC2H5, CH3COOCH3.
Cho các phát biểu sau (a) Peptit mạch hở phân tử chứa 2 liên kết peptit -CO-NH- được gọi là đipeptit. (b) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh (dạng α và dạng β). (c) Anilin tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm dễ hơn benzen. (d) Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, nhiệt độ) có thể tham gia phản ứng tráng bạc. (e) Phenyl axetat được điều chế bằng phản ứng giữa phenol và axit axetic. Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Hỗn hợp X gồm một este no, đơn chức và một este đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C (đều mạch hở). Đun nóng 26,82 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol kế tiếp và hỗn hợp Z gồm hai muối. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 12,06 gam. Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng 0,93 mol O2, thu được Na2CO3 và 1,29 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Số nguyên tử hiđro trong este không no là
A. 6. B. 10. C. 8. D. 12.
X là hỗn hợp khí gồm 2 hidrocacbon. Đốt cháy 1 lít hỗn hợp X được 1,5 lít CO2 và 1,5 lít hơi H2O (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của 2 hidrocacbon là:
A. CH4, C2H2 B. C2H6, C2H4
C. C3H8, C2H6 D. C6H6, C2H4
Cho 1,35 gam hỗn hợp A gồm Cu, Mg, Al tác dụng với HNO3 dư được 1,12 lít NO và NO2 (đktc) có khối lượng trung bình là 42,8. Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là:
A. 9,65 B. 7,28 C. 4,24 D. 5,69
Đốt cháy một hidrocacbon M thu được số mol nước bằng 3/4 số mol CO2 và số mol CO2 nhỏ hơn 5 lần số mol M. Biết rằng M cho kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3. Công thức phân tử của M là:
A. C4H6 B. C2H2 C. C3H4 D. C5H8
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến