Dung dịch X gồm 0,01 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol NaHSO4. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-)
A. 3,36 gam. B. 5,60 gam. C. 2,80 gam. D. 2,24 gam.
Trong X: nCu2+ = 0,01, nNO3- = 0,02 và nH+ = 0,1
4H+ + NO3- + 3e —> NO + 2H2O
0,08…..0,02…..0,06
Cu2+ + 2e —> Cu
0,01……0,02
2H+ + 2e —> H2
0,02…..0,02
—> ne nhận = 0,1
Fe —> Fe2+ + 2e
0,05………………0,1
—> mFe = 2,8 gam
Cho 12,6 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 tác dụng vừa đủ với 245 gam dung dịch H2SO4 16% thu được 1,792 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một muối duy nhất có nồng độ là 17,1599%. Cho 500 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị gần nhất của m là
A. 120. B. 105. C. 110. D. 125.
Đốt cháy hoàn toàn 4,56 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin, trimetylamin cần dùng 0,36 mol O2. Lấy 4,56 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thu được lượng muối là
A. 9,67 gam. B. 8,94 gam.
C. 8,21 gam. D. 8,82 gam.
Nhúng thanh Fe vào dung dịch X gồm 0,01 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol NaHSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy có khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5), đồng thời khối lượng thanh Fe giảm m gam. Giá trị m là
A. 2,16 gam. B. 4,96 gam.
C. 2,80 gam. D. 2,24 gam.
Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm có nguyên tử khối gần nhau vào nước thu được dung dịch A và 672 ml khí đktc. Chia A thành 2 phần bằng nhau:
– Phần 1: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 thu được 2,45 gam hỗn hợp 2 muối sunfat trung hòa.
– Phần 2: Thêm V ml dung dịch HCl 1M vào thu được dung dịch B. Dung dịch B có thể hòa tan tối đa 1,02 gam Al2O3.
a) Xác định tên của 2 kim loại đã cho?
b) Tính m và V?
Cho 16,0 gam hỗn hợp gồm Na và Ba vào 250 ml dung dịch chứa NaHCO3 2M và BaCl2 0,2M. Sau khi kết thúc phản ứng, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch X chỉ chứa các muối có khối lượng giảm 13,85 gam so với dung dịch ban đầu. Nhỏ từ từ dung dịch HCl 1M vào X, đến khi thoát ra 0,05 mol khí thì đã dùng hết V ml. Giá trị của V là
A. 350. B. 150. C. 250. D. 200.
Cho các phát biểu sau: (a) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương. (b) Tinh bột có cấu trúc mạch không phân nhánh. (c) Glucozơ và fructozơ đều thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với H2 (Ni, t°). (d) Nhỏ dung dịch iốt vào dung dịch hồ tinh bột, thấy xuất hiện màu xanh tím. (e) Tinh bột và xenlulozơ đều là polime thiên nhiên. (g) Saccarozơ thuộc loại đi saccarit. Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Hỗn hợp X chứa ba peptit đều mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon và khối lượng phân tử tăng dần. Đun nóng m gam X cần dùng 640 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y chỉ chứa các muối của glyxin, alanin và valin, trong đó muối của glyxin chiếm 32,77% về khối lượng. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 2,4 mol O2, thu được 4,08 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong hỗn hợp X là
A. 45,34%. B. 38,58%. C. 39,39%. D. 37,78%.
Cho các nhận định sau: (a) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, crom thuộc chu kì 4, nhóm VIB. (b) Một số chất hữu cơ và vô cơ như S, P, C, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với Cr2O3. (c) Muối kaliđicromat oxi hóa được muối sắt (II) thành muối sắt (III) trong môi trường axit. (d) Trong các phản ứng hóa học, muối crom (III) chỉ đóng vai trò chất oxi hóa. (e) Kẽm khử được muối Cr3+ thành Cr2+ trong môi trường kiềm. (f) Thêm dung dịch axit vào muối cromat (màu vàng) sẽ tạo thành muối đicromat (màu da cam). Trong các nhận định trên, những nhận định đúng là:
A. (a), (c) và (f). B. (b), (c) và (e).
C. (a), (d),(e) và (f). D. (a), (b) và (f).
Cho các thí nghiệm sau: (a) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch natri aluminat. (b) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. (c) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong. (d) Cho một mẩu Li vào bình kín chứa khí N2 ở nhiệt độ thường. (e) Dẫn khí H2S đến dư qua dung dịch CuSO4. (g) Rắc bột lưu huỳnh lên thuỷ ngân bị rơi vãi. Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Cho các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2 (b) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3. (c) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2. (d) Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2. (e) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3. (f) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch Al2(SO4)3. (g) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. Số thí nghiệm không thu được kết tủa là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến