Cho các chất sau: propan, toluen, stiren, metyl metacrylat, tristearin. Số chất có khả năng phản ứng với dung dịch Br2 là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Các chất có khả năng phản ứng với dung dịch Br2:
Stiren (C6H5-CH=CH2)
Metyl metacrylat (CH2=C(CH3)-COOCH3)
Quan sát thí nghiệm ở hình vẽ dưới đây:
Khi cho nước vào bình tam giác, có khí tạo thành và màu của dung dịch Br2 nhạt dần rồi mất hẳn. Chất rắn X trong thí nghiệm là
A. Al4C3. B. CH3COONa.
C. CaC2. D. C6H12O6 (glucozơ).
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C3H7NO2, tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng sinh ra khí Y nhẹ hơn không khí. Tên gọi của X là
A. Vinylamoni fomat. B. Amoni acrylat.
C. Axit 2-aminopropionic. D. Amoni propionat.
Thủy phân hoàn toàn một tripeptit X mạch hở, sản phẩm thu được gồm glyxin và alanin. Số công thức cấu tạo có thể có của X là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Đun nóng 18,72 gam hỗn hợp X gồm CH3NH3HCO3 và CH3NH3NO3 với 300 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan và 4,48 lít (đktc) khí Y có khả năng làm xanh quì tím ẩm. Giá trị của m là
A. 20,92. B. 19,48. C. 22,68. D. 18,68.
Đun nóng 0,2 mol este X no, đơn chức, mạch hở với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được ancol Y và muối của axit cacboxylic Z. Đốt cháy hoàn toàn muối cần dùng 0,7 mol O2, thu được CO2, H2O và Na2CO3. Biết rằng Y và Z có cùng số nguyên tử cacbon. Tên gọi của X là
A. Metyl fomat. B. Propyl axetat.
C. Etyl axetat. D. Propyl propionat.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến