Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Hợp chất của X, Y có dạng
A. X2Y. B. XY3. C. X2Y3. D. X3Y2.
Cấu hình electron của X: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1
Y nhiều hơn X 8 hạt mang điện —> Y nhiều hơn 4 proton.
—> Cấu hình Y: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
X nhóm IIIA, Y nhóm VIIA —> Hợp chất là XY3.
Công thức hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là RH4. Trong oxit cao nhất có 46,667% R về khối lượng. Thành phần phần trăm về khối lượng của oxi trong hiđroxit ứng với oxit cao nhất của R là
A. 51,613%. B. 61,538%. C. 35,897%. D. 53,333%.
R là nguyên tố mà nguyên tử có phân lớp electron ngoài cùng là np2n+1 (n là số thứ tự của lớp electron). Có các nhận xét sau về R? (1) Tổng số hạt mang điện của nguyên tử R là 18. (2) Số electron ở lớp ngoài cùng trong nguyên tử R là 7. (3) Hóa trị cao nhất của R trong oxit là 7. (4) Dung dịch NaR tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa. Số nhận xét đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Ion Xn+ có cấu hình electron là 1s2 2s2 2p6. X là nguyên tố thuộc nhóm A. Số nguyên tố hóa học thỏa mãn với điều kiện của X là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Hợp chất ion G tạo nên từ các ion đơn nguyên tử M2+ và X2-. Tổng số hạt (nơtron, proton, electron) trong phân tử G là 84, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28 hạt. Số hạt mang điện của ion X2– ít hơn số hạt mang điện của ion M2+ là 20 hạt. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là
A. ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA.
B. ô số 20, chu kì 4, nhóm IIA.
C. ô số 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.
D. ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA.
Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền là: 17Cl37 chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là 17Cl35. Thành phần phần trăm theo khối lượng của 17Cl35 trong KClO3 là
A. 7,02%. B. 21,65%.
C. 21,96%. D. 7,32%.
Trong số các nguyên tố: 7N, 26Fe, 10Ne, 20Ca, 17Cl, 24Cr, 19K. Có bao nhiêu nguyên tố có số thứ tự nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến