Đốt cháy hoàn toàn 6,48 gam kim loại M trong khí Cl2 dư, thu được 32,04 gam muối. Hòa tan lượng muối này vào nước rồi cho tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 2M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 18,72. B. 15,66. C. 13,00. D. 14,50.
nCl2 = (32,04 – 6,48)/71 = 0,36
Kim loại M hóa trị x, bảo toàn electron:
6,48x/M = 0,36.2 —> M = 9x
—> x = 3, M = 27: M là Al
nAl3+ = 0,24 và nNaOH = 0,5
Dễ thấy nOH- < 3nAl3+ nên Al3+ dư, OH- thiếu.
—> nAl(OH)3 = nOH-/3 = 0,5/3
—> mAl(OH)3 = 13 gam
Hoà tan hoàn toàn 1,08 gam một oxit kim loại X trong dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thấy thu được 0,112 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Dung dịch Y này có khả năng hoà tan nhiều nhất 0,84 gam Fe. Nếu cô cạn dung dịch Y thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 1,2 B. 4,05 C. 2,82 D. 3,63
Hòa tan 26,64 gam chất X là tinh thể muối sunfat ngậm nước của kim loại M vào nước được dung dịch A. Cho A tác dụng với NH3 vừa đủ được kết tủa B, nung B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 4,08 gam oxit. Mặt khác cho A tác dụng với dung dịch BaCl2 dư được 27,84 gam kết tủa BaSO4. a) Tìm công thức của X b) Tính thể tích dung dịch NaOH 0,2M cần cho vào A để thu được lượng kết tủa lớn nhất và thể tích dung dịch NaOH 0,2M ít nhất để không có kết tủa tạo thành. c) Cho 250 ml dung dịch KOH phản ứng hết với dung dịch A được 2,34 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của dung dịch KOH.
Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp. Lấy 8,5 gam hỗn hợp X cho tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y và 3,36 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m và hai kim loại kiềm lần lượt là
A. 32,6 và Na, K. B. 46,8 và Li, Na.
C. 32,6 và Li, Na. D. 19,15 và Na, K.
Ion X3+ có cấu hình electron là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3. Công thức oxit cao nhất của X là
A. X2O5. B. XO2. C. X2O3. D. XO3.
Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO3. Trong hợp chất khí của R với hiđro, R chiếm 94,12% về khối lượng. Tên của R là
A. P. B. O. C. S. D. N.
Cho các phát biểu sau:
(1) F là phi kim mạnh nhất.
(2) Bán kính của nguyên tử He nhỏ nhất trong nhóm VIIIA.
(3) Li là kim loại mạnh nhất.
(4) Tính khử của nguyên tử Be yếu nhất trong nhóm IIA.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
X là nguyên tố thuộc nhóm IVA, chu kì 5 của bảng tuần hoàn. Có các phát biểu sau: (1) X có 4 lớp electron và có 20 electron p. (2) X có 5 electron hóa trị và 8 electron s. (3) X có thể tạo được hợp chất bền với oxi có công thức hóa học XO2 và XO3. (4) X có tính kim loại mạnh hơn so với nguyên tố có số thứ tự 33. (5) X ở cùng nhóm với nguyên tố có số thứ tự 14. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Cho 10,8 gam hỗn hợp hai kim loại thuộc nhóm IIA, thuộc hai chu kì liên tiếp, tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 7,84 lít khí (đktc). Kim loại có nguyên tử khối nhỏ hơn là
A. Be. B. Mg. C. Ca. D. Sr.
X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng nhóm A, ở hai chu kì liên tiếp. Biết ZX < ZY và Y là nguyên tố thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn. Biết rằng tổng số hạt proton, nơtron, electron trong X và Y là 156, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. X là
A. As. B. P. C. O. D. Ca.
X và Y là hai kim loại thuộc cùng nhóm A. Biết ZX < ZY và ZX + ZY = 32. Kết luận nào sau đây là đúng với X, Y?
A. Bán kính nguyên tử của X lớn hơn Y.
B. X, Y đều có hai electron ở lớp ngoài cùng.
C. Tính kim loại của X mạnh hơn Y.
D. Năng lượng ion hóa của X nhỏ hơn của Y.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến