Cho Na dư vào dung dịch etanol (pha với nước) thì thấy khối lượng khí thoát ra bằng 5% khối lượng dung dịch etanol đã dùng. Nồng độ phần trăm etanol đã dùng là
A. 65,72%. B. 97,08%. C. 43,16%. D. 16,43%.
Tự chọn nC2H5OH = 1 và nH2O = a
—> nH2 = 0,5a + 0,5
—> mH2 = a + 1 = 5%(18a + 46)
—> a = 13
—> C%C2H5OH = 46/(46 + 18a) = 16,43%
X là axit cacboxylic no, hai chức. Y là ancol hai chức. Z là este thuần chức tạo bởi X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z cần dùng 11,424 lít O2 (đktc) thu được 9 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 13,8 gam hỗn hợp E với 120 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ) rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 9,72 B. 12,00 C. 9,00 D. 8,40
Cho m gam bột Cu dư vào 400ml dung dịch AgNO3 thu được m+18,24 gam chất rắn X. Hòa tan hết chất rắn X bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu đươc 4,032 lít khí NO (đktc). m có giá trị là :
A. 17,28 gam B. 19,2 gam C. 16,32 gam D. 24,00 gam
Cho m gam Al hòa tan trong dung dịch HNO3 vừa đủ thu được khí X, nhận thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng đã giảm m/9 gam. Khí X là :
A. N2 B. N2O C. NO2 D. NO
Cho 6,69 gam hỗn hợp ở dạng bột gồm Al, Fe vào 100ml dung dịch CuSO4 0,75M khuấy kĩ hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A. Hoà tan hoàn toàn A bằng dung dịch HNO3 1M thu được khí NO là spk duy nhất. Thể tích dung dịch HNO3 ít nhất cần dùng là A. 0,6 B. 0,5 C. 0,4 D. 0,3
Dung dịch X gồm 0,01 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol HCl. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-)
A. 3,36 gam B. 5,6 gam C. 2,8 gam D. 2,24 gam
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến