Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong 2 thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Đun nóng hỗn hợp benzen và brom (xúc tác bột sắt).
– Thí nghiệm 2: Cho vài giọt dầu ăn vào ống nghiệm đựng nước, lắc nhẹ, sau đó để yên.
TN1: Br2 nhạt màu dần, đồng thời có khí thoát ra
C6H6 + Br2 —> C6H5Br + HBr
TN2: Dầu không tan, khi lắc thì phân tán thành giọt nhỏ, để yên lại dính vào nhau thành lớp, nổi lên trên.
Hỗn hợp X gồm hai muối R2CO3 và RHCO3. Chia 48 gam X thành ba phần bằng nhau: – Phần một tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 35,46 gam kết tủa . – Phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, thu được 7,88 gam kết tủa . – Phần ba tác dụng tối đa với V ml dung dịch KOH 2M. Tính V và xác định tên nguyên tố R.
Trộn 50 ml dung dịch HNO3 nồng độ x mol/l với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2 M thu được dung dịch A . Cho quỳ tím vào dung dịch A thấy quỳ tím có màu xanh. Thêm từ từ 100ml dung dịch HCl 0,1 M vào dung dịch A thấy quỳ tím trở lại màu tím . Tính nồng độ x ?
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm 2 este đều đơn chức, thu được 25,3 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 0,2 mol X với dung dịch KOH vừa đủ, thu được một ancol Y duy nhất và m gam hỗn hợp Z gồm hai muối. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, khối lượng bình tăng 5,425g. Giá trị m là
A. 17,60 B. 21,20 C. 20,75 D. 17,15
Nung hỗn hợp gồm 0,12 mol Al và 0,04 mol Fe3O4 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư thu được 0,15 mol khí H2 và m gam muối. Tính m và hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm.
Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 5. Tính tỉ lệ a : b.
Hòa tan hết 14,88 gam một oxit của kim loại kiềm M trong 250 gam dung dịch HCl 4,672% thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch thì thu được 25,12 gam rắn khan. Mặt khác, cho dung dịch X tác dụng với 137,84 gam dung dịch R2SO4 9,2% (dư 20% so với lượng cần phản ứng), kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y.
a) Tìm công thức của oxit kim loại kiềm.
b) Tính nồng đồ % của các chất tan trong dung dịch Y.
Hỗn hợp X chứa 2 peptit (tỉ lệ mol 5 : 3) có cùng số nguyên tử cacbon. Đun nóng một lượng X trong KOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa 3 muối của glyxin, alanin, valin; trong đó phần trăm muối của alanin là 44,426%. Mặt khác đốt cháy hết lượng X trên cần vừa đủ 1,44 mol O2 thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 68 gam. Tổng số đồng phân của hai peptit thỏa mãn là:
A. 9 B. 10 C. 11 D. 12
Viết phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có):
Cho m gam hỗn hợp gồm CaCO3 và CaSO3 tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thấy thoát ra 4,48 lít hỗn hợp hai khí ở đktc. Cho toàn bộ hỗn hợp khí trên hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy tạo ra (m + a) gam kết tủa trắng. Hãy tính a
Đốt cháy hoàn toàn 1,31 gam chất hữu cơ X chứa C, H, O có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, thu được 2,42 gam CO2 và 0,81 gam H2O. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được muối natri của axit A và hỗn hợp B gồm hai ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng. Lấy 1,24 gam hỗn hợp B cho hóa hơi hoàn toàn thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,84 gam N2 đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Khi cho cùng một lượng axit A như nhau phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 hoặc với Na thì thể tích khí CO2 thu được luôn luôn gấp 1,5 lần thể tích khí H2 đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Cho các phát biểu sau: a. X có phân tử khối bằng 262 g/mol b. Trong A có 2 nhóm –COOH. c. Trong A có 4 nguyên tử hiđro linh động. d. X và A đều là hợp chất hữu cơ tạp chức. e. 2 ancol trong B có thể là CH3OH và C2H5OH hoặc CH3OH và C3H7OH. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến