Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, C6H5NH2, CH3COOH, (CH3)3N. Số chất trong dãy phản ứng với HCl trong dung dịch là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Có 3 chất phản ứng được với HCl trong dung dịch:
NH2CH2COOH + HCl —> NH3Cl-CH2-COOH
C6H5NH2 + HCl —> C6H5NH3Cl
(CH3)3N + HCl —> (CH3)3NHCl
Đun nóng hoàn toàn m gam hợp chất hữu cơ X (chứa các nguyên tố C, H, O) với nước dư có xúc tác thích hợp sau phán ứng hoàn toàn thu được a gam chất hữu cơ Y chứa hai loại nhóm chức và b gam chất hữu cơ Z đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn a gam chất Y thu được 0,6 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Đốt cháy hoàn toàn b mol chất hữu cơ Z thu được 0,2 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Tổng lượng O2 cần dùng để đốt cháy Y và Z là 0,9 mol. khi cho Y tác dụng với Na hoặc NaHCO3 đều thu được số mol khí bằng số mol Y đã phản ứng. Giá trị m là:
A. 19,0 B. 17,2 C. 18,1 D. 19,9
Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu vào dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 35,2 gam kim loại. Nếu cũng hòa tan m gam hỗn hợp X vào 500 ml vào dung dịch HCl 2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,96 lít khí H2 (đktc), dung dịch Y và chất rắn. Thêm NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z, lọc và nung kết tủa Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 16 gam chất rắn. Tính m
X là este đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 4a mol CO2, biết X không phân nhánh không tham gia tráng bạc. Số este X thỏa mãn là
A. 4 B. 3 B. 6 D. 5
2,24 lít khí A có khối lượng bằng 4,4 gam.
a) Tính khối lượng mol trung bình của khí A
b) Biết khí A là khí thường gặp, xác định Khí A
Hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O (MX = 90). Biết a mol X tác dụng Na dư thì thu được a mol khí H2. X tác dụng được với NaHCO3. Số chất X thỏa mãn là?
A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
Khí A và khí B có cùng thể tích, biết 2,24 lít khí A nặng gấp 2 lần 2,24 lít B. Biết khối lượng mol khí A = 32 g/mol. Xác đinh B
Trộn m gam oleum H2SO4.3SO3 với 360 gam dung dịch H2SO4 80% thu được một loại oleum chứa 15,44% khối lượng SO3. Tính m
Hỗn hợp A gồm Al và FexOy. Nung m gam A (trong điều kiện không có không khí). Đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp B. Nghiền nhỏ, trộn đều rồi chia B thành 2 phần bằng nhau:
– Phần 1: Cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thấy có khí thoát ra đồng thời khối lượng chất rắn giảm 4,62 gam so với trước phản ứng
– Phần 2: Cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thấy thoát ra 3,696 lít khí SO2 (đktc). Mặt khác nếu trộn thêm 4 gam hỗn hợp D gồm MgO, CuO, Fe2O3 (biết O chiếm 28% về khối lượng trong D) vào phần 2 rồi tiếp tục thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiệu không có không khí), sau một khoảng thời gian thu được hỗn hợp E. Cho toàn bộ E phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thấy có 0,52 mol H2SO4 đã phản ứng. Viết phương trình hóa học xảy ra, tìm giá trị của m và công thức của oxit sắt trong A.
Hoà tan 8 gam hỗn hợp 2 hiđroxit kim loại kiềm nguyên chất thành 100ml dung dịch X.
a/ Cho 100ml dung dịch X được trung hoà vừa đủ bởi 800ml dung dịch axit axêtic CH3COOH, cho 14,72 gam hỗn hợp muối. Tìm tổng số mol hai hiđroxit kim loại kiềm có trong 8g hỗn hợp. Tìm nồng độ mol/lít của dung dịch CH3COOH.
b/ Xác định tên hai kim loại kiềm biết chúng thuộc 2 chu kì kế tiếp trong bảng tuần hoàn. Tìm khối lượng từng hiđroxit trong 8 gam hỗn hợp.
Cho V lít khí CO (đktc) phản ứng với m gam một oxit kim loại, nung nóng thu được 36,8 gam chất rắn X và khí Y có tỉ khối so với khí H2 là 19,33. Dẫn toàn bộ khí Y qua dung dịch nước vôi trong thu được 40 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng phần dung dịch còn lại thấy xuất hiện thêm 10 gam kết tủa nữa. Hòa tan hoàn toàn 36,8 gam chất rắn X cần tối đa 398,74 ml dung dịch HCl 10% (có khối lượng riêng là 1,19 g/cm3) thu được dung dịch Z và thấy thoát ra 10,08 lít khí H2 (đktc). Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử oxit kim loại thành kim loại.
a) Tính V, m
b) Tìm CT của oxit kim loại
c) Tính C% của các chất tan trong dung dịch Z
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến