Khử hoàn toàn 7,84 gam hỗn hợp gồm CuO và FexOy bằng CO (dư) thấy còn lại 5,92 gam chất rắn. Nếu lấy chất rắn đó hòa tan vào dung dịch HCl dư thì thoát ra 1,344 lít khí H2 ở đktc. Xác định công thức của FexOy.
CuO + CO —> Cu + CO2
FexOy + yCO —> xFe + yCO2
nO(oxit) = (7,84 – 5,92)/16 = 0,12
Fe + 2HCl —> FeCl2 + H2
0,06……………………….0,06
—> nCu = (5,92 – 0,06.56)/64 = 0,04
—> nCuO = 0,04
—> nO trong oxit Fe = 0,12 – 0,04 = 0,08
Tỉ lệ x : y = nFe : nO = 0,06 : 0,08 = 3 : 4
—> Fe3O4
Oxi hoá 46,08 gam ancol đơn chức (có xúc tác) thu được hỗn hợp sản phẩm X. Chia X thành ba phần bằng nhau: Phần 1 tác dụng vừa đủ với 160ml dung dịch KOH 1,0M. Phần 2 tác dụng với Na dư thu được 7,168 lit H2 (đktc). Phần 3 tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được m gam Ag. Biết hiệu suất phản ứng oxihoá ancol là 75 %. Giá trị của m là:
A. 86,4. B. 77,76. C. 120,96. D. 43,20.
Hiđro hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 anđehit mạch hở, thu được hỗn hợp ancol Y. Dẫn Y qua bình đựng Na (dư 25% so với lượng cần thiết), sau phản ứng thu được 11,2 lít H2 (đktc) và hỗn hợp rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được N2CO3, H2O và 16,5 gam CO2. Mặt khác, cho 0,3 mol X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 86,4. B. 97,2. C. 108,0. D. 129,6.
Nung m gam hỗn hợp M gồm (NH4)2CO3, CuCO3.Cu(OH)2 trong bình kín không có không khí đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X, hỗn hợp Y (gồm khí và hơi). Cho toàn bộ lượng Y tác dụng với dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng thu được 2,675 gam muối. Hoà tan hết X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng sinh ra 13,44 lít NO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 86,4. B. 48,6. C. 45,3. D. 24,8.
Đốt cháy hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp T gồm hai ancol X và Y đều đơn chức, mạch hở (MX < MY, số mol X nhỏ hơn số mol Y) cần dùng 16,8 lít khí O2 (đktc). Mặt khác, dẫn 0,85 mol T qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 39,61 gam. Đun nóng 0,25 mol T với H2SO4 đặc, thu được 4,32 gam ba ete có số mol bằng nhau. Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y lần lượt là
A. 40% và 30%. B. 60% và 40%.
C. 50% và 20%. D. 30% và 45%.
Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho etilen tác dụng với dung dịch KMnO4 trong H2SO4 (loãng, đun nóng).
(b) Cho phenol vào nước brom lấy dư.
(c) Dẫn hơi ancol etylic qua bình đựng CuO dư, đun nóng.
(d) Cho axit axetic tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3.
(e) Cho axit fomic vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.
Kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Chất X có công thức phân tử C9H8O2 (chứa vòng benzen). X tác dụng với nước brom, thu được chất Y có công thức phân tử C9H8O2Br2. Mặt khác, X tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư, thu được muối Z có công thức phân tử là C9H7O2Na. Số công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X là
A. 6. B. 7. C. 5. D. 4.
Hiđrat hóa 0,1 mol axetilen với xúc tác thích hợp, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X. Hấp thụ toàn bộ X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được 23,04 gam kết tủa. Hiệu suất hiđrat hóa axetilen là
A. 80%. B. 50%. C. 40%. D. 60%.
Hỗn hợp X chứa ba hiđrocacbon gồm ankan (a mol), anken, ankin (a mol). Đốt cháy hoàn toàn m gam X trong V lít (đktc) O2, thu được (2b + 5,6) gam CO2 và b gam H2O. Giá trị của V và m lần lượt là
A. 15,68 và 9,8. B. 15,68 và 21.
C. 23,52 và 9,8. D. 23,52 và 26,6.
Đốt cháy hoàn toàn m gam ankin X, thu được m gam nước. Mặt khác X có khả năng tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 trong NH3. Công thức cấu tạo của X là
A. CH≡CH. B. CH3-C≡CH.
C. CH3-CH2-C≡CH. D. CH3-C≡C-CH3.
Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp anken X và ankin Y thu được 44 gam CO2. Tên gọi của X và Y lần lượt là
A. etilen và axetilen. B. propilen và propin.
C. propilen và axetilen. D. etilen và propin.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến