Trong công nghiệp luyện kim để làm sạch bề mặt của kim loại người ta thường rắc 1 loại muối trên bề mặt của kim loại đó là muối nào:
A. NH4Cl B. NaNO3 C. NaCl D. (NH4)2CO3
Dùng NH4Cl, vì nó dễ bị phân hủy bởi nhiệt tạo HCl (Hòa tan gỉ kim loại) và NH3 (khử các oxit kim loại).
Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là
A. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2
B. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4
C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2
D. HNO3, NaCl, Na2SO4
Cho bốn phản ứng:
(1) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
(2) 2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O
(3) BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl
(4) 2NH3 + 2H2O + FeSO4 → Fe(OH)2 + (NH4)2SO4
Số phản ứng thuộc loại phản ứng axit-bazơ là
A. (1), (2) B. (2), (3)
C. (2), (4) D. (3), (4)
Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 5 B. 4
C. 3 D. 2
Cho các phát biểu sau đây, số phát biểu đúng :
(1) Khí NH3 có khả năng làm cho quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh.
(2) Khi đun nóng NH3 với O2 ở nhiệt độ 850 độ C có xúc tác Pt thì sản phẩm tạo thành là khí N2.
(3) Trong các phản ứng oxi hóa khử ( không xét phản ứng phân hủy ): NH3 chỉ thể hiện tính khử.
(4) Để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước, người ta dẫn hỗn hợp qua dung dịch H2SO4 đặc.
(5) Trong phòng thí nghiệm để điều chế NH3 người ta sẽ cho H2 tác dụng với N2 ( nhiệt độ, áp suất, xúc tác ).
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Ứng dụng nào sau đây của NH3 là không đúng :
A. Dung nước của NH3 có nồng độ là 25%, hoặc thấp hơn thường được dùng trong phòng thí nghiệm và đời sống
B. Dung dịch amoniac hoặc amoniac lỏng thường được dùng trong công nghiệp sản xuất phân bón, hóa chất và hóa dược.
C. Amoniac được sử dụng trong một số lĩnh vực đời sống, xử lí nước thải, kiểm xoát độ pH, dùng làm chất tẩy rửa trong hộ gia đình.
D. Amoniac lỏng được dùng để bảo quản xác động vật.
Để nhận biết lọ đựng dung dịch NH3 người ta nhúng dây Pt vào dung dịch A và đưa lên miệng bình. Dung dịch đó là :
A. HCl
B. NaOH
C. H2SO4
D. CuCl2
Thực hiện phản ứng nhiệt 40,1 gam hỗn hợp gồm Al và Fe2O3, sau một thời gian phản ứng thu được hỗn hợp rắn X, trộn đều hỗn hợp X rồi chia thành hai phần bằng nhau: – Phần 1 cho tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, thu được 1,008 lít khí (đktc). – Phần 2 cho tác dụng hết với dung dịch HCl dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 48,265 gam muối khan. Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm, Fe2O3 chỉ bị khử thành Fe. Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là A. 60%. B. 80%. C. 30%. D. 40%.
Nguyên tố Mg trong tự nhiên có 3 đồng vị số khối lần lượt là 24, 25, 26. Cứ trong 5000 nguyên tử thì có 3930 đồng vị 24; 505 đồng vị 25. Tìm nguyên tử khối trung bình của Mg.
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn với Fe2O3 không có O2. Hỗn hợp sau phản ứng thành 2 phần có hiệu khối lượng 24,12 gam, 1 phần tác dụng với NaOH dư có 0,03 mol khí thoát ra, 1 phần tác dụng với HCl dư có 0,5 MOL khí thoát ra. Khối lượng của Fe tạo thành trong phản ứng nhiệt nhôm có giá trị: A.12,32g. B.13,32g. C.14,32g. D.15,32g
X là hỗn hợp gồm 1 ancol no, 2 chức A, 1 axit B đơn chức, không no (có 1 liên kết C=C) và este C thuần chức tạo bởi A và B (A, B, C đều mạch hở). Tỉ khối hơi của X so với H2 là 70,2. Đốt cháy hoàn toàn 14,04 gam X thu được 9 gam H2O. Mặt khác, cho K dư vào lượng X trên thấy ra 0,035 mol khí H2. Phần trăm khối lượng của B trong X gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 5% B. 8% C. 13% D. 14%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến