Hỗn hợp gồm hexametylenđiamin, anilin, alanin và lysin (trong đó nguyên tố nitơ chiếm 20,22% khối lượng). Trung hòa m gam X bằng dung dịch H2SO4 vừa đủ, thu được 201,0 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 127,40 B. 83,22 C. 65,53 D. 117,70
mX = x —> nN = 20,22%x/14
—> nH2SO4 = nN/2 = 0,2022x/28
Bảo toàn khối lượng:
x + 98.0,2022x/28 = 201
—> x = 117,7
Cho các phát biểu sau:
(a) Các kim loại Na, K, Ba đều phản ứng mạnh với nước.
(b) Kim loại Cu tác dụng được với dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 (loãng).
(c) Cho lá sắt vào dung dịch CuSO4 xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.
(d) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa ba muối.
(e) Hỗn hợp Al2O3 và Na (tỉ lệ mol tương ứng 1:1) tan hoàn toàn trong nước dư.
(f) Lưu huỳnh, photpho, ancol etylic đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
Số phát biểu đúng là
A. 4 B. 5
C. 3 D. 6
Cho sơ đồ biến hóa: C2H4 + H2O → X; X + O2 → Y; Y + metyl amin = Z (muối). Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Từ axetandehit điều chế trực tiếp ra X và Y.
B. Nhiệt độ sôi của Y lớn hơn nhiệt độ sôi của X.
C. Trong sơ đồ trên có 1 sản phẩm có H2O.
D. Muối Z có đồng phân là amino axit.
Thủy phân hoàn toàn m gam metyl fomat bằng 74 ml dung dịch NaOH 1M dư, đun nóng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,08 gam rắn khan. Giá trị của m là:
A. 2,4 B. 3,6 C. 3,0 D. 6,0
Pentapeptit X mạch hở, được tạo nên từ một loại amino axit Y (trong Y chỉ chứa 1NH2 và 1COOH). Phân tử khối của X là 513. Phân tử khối của Y là:
A. 57 B. 89 C. 75 D. 117
Cho các chất: Si, NH4NO3, Al, CO2, CO, H3PO4. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH loãng khi đun nóng là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Cho m gam một hợp chất hữu cơ X chỉ chứa một loại nhóm chức vào 1 lít dung dịch NaOH 0,5M. Sau phản ứng phải dùng 0,5 lít dung dịch HCl 0,4M để trung hòa NaOH dư. Chưng cất cẩn thận dung dịch sau khi trung hòa ta được 0,1 mol hơi ancol Y và 34,9 gam chất rắn khan. Chất X là
A. (C2H5COO)2C2H4 B. (HCOO)3C3H5
C. (HCOO)C3H5(OOCCH3)2 D. C3H5(OOCCH3)3
Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một tetrapeptit A và một pentapeptit B (A và B mạch hở chứa đồng thời glyxin và alanin trong phân tử) bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được (m + 15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp hơi Y đi qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít một khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của B trong hỗn hợp X là:
A. 58,92% B. 46,94% C. 50,92% D. 35,37%
Cho các chất sau: HCl, KI, Al, Cu, AgNO3, HNO3 và NaOH. Số chất tác dụng được với dung dịch FeCl3 là:
A. 4 B. 6 C. 5 D. 3
Một hỗn hợp (X) gồm andehit acrylic và một andehit đơn chức, no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 1,44 gam hỗn hợp trên cần vừa hết 1,624 lít khí O2 (đktc) thu được 2,86 gam CO2. Cho hỗn hợp X tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 8,64 B. 11,88 C. 10,80 D. 7,56
Hỗn hợp X gồm C2H5OH, C2H5CHO, CH3CHO trong đó C2H5OH chiếm 50% theo số mol. Đốt cháy m gam X thu được 3,06 gam H2O và 3,136 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho 8,55 gam X thực hiện phản ứng tráng bạc thu được p gam Ag. Giá trị của p là:
A. 8,64 B. 11,0808 C. 18,59 D. 21,6
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến